Vàng cưới là tài sản chung hay tài sản riêng? Khi ly hôn vàng cưới thuộc về ai?

Vàng cưới là tài sản chung hay tài sản riêng? Khi ly hôn vàng cưới thuộc về ai? Chồng ngoại tình dẫn đến ly hôn có được chia tài sản không? Xem ngay tại bài viết dưới đây của Dichvulyhon.com :

Vàng cưới là tài sản chung hay tài sản riêng? Khi ly hôn vàng cưới thuộc về ai?

vang-cuoi-la-tai-san-chung-hay-rieng

Trước đây, tại Nghị quyết 01/NQ-HĐTP ngày 20/01/1988 có quy định:

– Đồ trang sức mà người vợ hoặc người chồng được cha mẹ vợ hoặc chồng tặng cho riêng trong ngày cưới là tài sản riêng;

– Nhưng nếu vàng, đồ trang sức khác được cho chung cả hai người với tính chất là tạo dựng cho vợ chồng một số vốn thì coi là tài sản chung.

Tuy nhiên, hiện nay Nghị quyết này đã hết hiệu lực thi hành mà chưa có quy định thay thế.

Theo đó, để xác định vàng cưới là tài sản chung hay tài sản riêng, phải xem xét vào quy định trong Luật Hôn nhân và gia đình 2014. Căn cứ quy định tại Điều 43 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định như sau:

Tài sản riêng của vợ, chồng

1. Tài sản riêng của vợ, chồng gồm tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn; tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản được chia riêng cho vợ, chồng theo quy định tại các điều 38, 39 và 40 của Luật này; tài sản phục vụ nhu cầu thiết yếu của vợ, chồng và tài sản khác mà theo quy định của pháp luật thuộc sở hữu riêng của vợ, chồng.

2. Tài sản được hình thành từ tài sản riêng của vợ, chồng cũng là tài sản riêng của vợ, chồng. Hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 33 và khoản 1 Điều 40 của Luật này.

Như vậy, nếu trong ngày cưới cha mẹ hai bên cho cô dâu vàng, đồ trang sức, tài sản có giá trị khác mà không nói cho cả hai vợ chồng thì đó là tài sản riêng của người được cho. Theo đó khi ly hôn, người chồng không có quyền yêu cầu chia khoản tài sản riêng này của vợ.

Trừ trường hợp cả hai có thỏa thuận nhập tài sản riêng vào tài sản chung theo Điều 46 Luật Hôn nhân và gia đình 2014:

Nhập tài sản riêng của vợ, chồng vào tài sản chung

1. Việc nhập tài sản riêng của vợ, chồng vào tài sản chung được thực hiện theo thỏa thuận của vợ chồng.

2. Tài sản được nhập vào tài sản chung mà theo quy định của pháp luật, giao dịch liên quan đến tài sản đó phải tuân theo hình thức nhất định thì thỏa thuận phải bảo đảm hình thức đó.

3. Nghĩa vụ liên quan đến tài sản riêng đã nhập vào tài sản chung được thực hiện bằng tài sản chung, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.

Như vậy, trong trường hợp có thỏa thuận rằng cho cả hai vợ chồng, thì đó được coi là tài sản chung và khi ly hôn, được chia theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình 2014.

Xem thêm :

Bị tòa án bác đơn ly hôn, khi nào được nộp đơn lại?

Đất đai là tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn đất đai này chia thế nào?

Yêu cầu ly hôn thế nào thì hợp lý? Lý do ly hôn nào dễ được chấp nhận?

Bản án ly hôn của Tòa án nước ngoài có được công nhận tại Việt Nam không?

Khi ly hôn có phải trả vàng cưới khi nhà chồng đòi?

vang-cuoi-la-tai-san-chung-hay-rieng-2

Việc cho vàng vào ngày cưới có thể xem là hợp đồng tặng cho tài sản. Căn cứ quy định tại Điều 457 và Điều 458 Luật Dân sự 2015 quy định:

Điều 457. Hợp đồng tặng cho tài sản

Hợp đồng tặng cho tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên tặng cho giao tài sản của mình và chuyển quyền sở hữu cho bên được tặng cho mà không yêu cầu đền bù, bên được tặng cho đồng ý nhận.

Điều 458. Tặng cho động sản

1. Hợp đồng tặng cho động sản có hiệu lực kể từ thời điểm bên được tặng cho nhận tài sản, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

2. Đối với động sản mà luật có quy định đăng ký quyền sở hữu thì hợp đồng tặng cho có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký.

Như vậy, việc cho vàng cưới có hiệu lực từ thời điểm bên được tặng cho nhận tài sản. Tức là quyền sở hữu đã được chuyển giao từ bên tặng cho đến bên được tặng cho. Khi ly hôn, vợ, chồng không có nghĩa vụ trả lại số tài sản này cho bên tặng cho, trừ trường hợp giữa các bên có thỏa thuận khác.

Chồng ngoại tình dẫn đến ly hôn có được chia tài sản không?

Theo nguyên tắc phân chia tài sản chung quy định tại Điều 59 Luật hôn nhân và gia đình 2014. Thì trường hợp vợ chồng có thỏa thuận về chế độ tài sản trong thời kỳ hôn nhân thì căn cứ theo thỏa thuận đó để phân chia tài sản. Trường hợp chế độ tài sản theo luật định mà vợ chồng không thỏa thuận được việc phân chia tài sản. Thì tòa án có thể phân chia tài sản chung vợ chồng theo nguyên tắc chia đôi.

Về nguyên tắc chia đôi tài sản khi ly hôn,căn cứ khoản 2 Điều 59 Luật hôn nhân và gia đình 2014 khi phân chia phải tính đến các yếu tố sau đây:

Nguyên tắc giải quyết tài sản của vợ chồng khi ly hôn

2. Tài sản chung của vợ chồng được chia đôi nhưng có tính đến các yếu tố sau đây:

a) Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng;

b) Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập;

c) Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập;

d) Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng.

Trong đó, việc người chồng ngoại tình dẫn đến ly hôn có thể xem là yếu tố lỗi của một bên vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng, là căn cứ tính đến khi phân chia tỷ lệ tài sản được chia của mỗi bên.

Chi tiết về yếu tố này, Điều 7 thông tư liên tịch 01/2016/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP có hướng dẫn như sau:

Nguyên tắc giải quyết tài sản của vợ chồng khi ly hôn

Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng” là lỗi của vợ hoặc chồng vi phạm quyền, nghĩa vụ về nhân thân, tài sản của vợ chồng dẫn đến ly hôn.

Ví dụ: Trường hợp người chồng có hành vi bạo lực gia đình, không chung thủy hoặc phá tán tài sản thì khi giải quyết ly hôn Tòa án phải xem xét yếu tố lỗi của người chồng khi chia tài sản chung của vợ chồng để đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của vợ và con chưa thành niên.

Như vậy, về nguyên tắc người chồng ngoại tình dẫn đến ly hôn vẫn được phân chia phần tài sản chung vợ chồng, tuy nhiên khi phân chia Tòa án có tính đến yếu tố lỗi của các bên.

Bài viết liên quan

09 69 60 30 30

Contact Me on Zalo