Dịch Vụ Ly Hôn Thuận Tình Nhanh Nhất – Giá Rẻ Tại HaNoi

Trong cuộc sống, khi vợ chồng không còn tiếng nói chung, mâu thuẫn đã ở dạng không thể hòa giải được nữa thì ly hôn là giải pháp cho cả đôi bên. Phương án các bên lựa chọn là yêu cầu Tòa án giải quyết thủ tục thuận tình ly hôn để chấm dứt quan hệ vợ chồng. Đảm bảo theo quy định của pháp luật Hôn nhân gia đình hiện hành.

Thuận tình ly hôn là gì?

Thuận tình ly hôn là khi cả vợ và chồng đều đồng ý về việc ly hôn, tự thỏa thuận được về việc phân chia tài sản, quyền nuôi con, cấp dưỡng. Tòa án sẽ thực hiện theo thủ tục ly hôn thuận tình. Tòa án ra quyết định công nhận đồng thuận ly hôn.

thuận tình ly hôn là gì?
thuận tình ly hôn là gì?

Khoản 14 Điều 3 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 (Luật HN&GĐ) nêu rõ:

Ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án

Trong đó, vợ, chồng hoặc cả hai người đều có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn:

– Nếu chỉ vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn thì thực hiện theo thủ tục ly hôn theo yêu cầu của một bên (ly hôn đơn phương);

– Nếu cả hai vợ chồng cùng yêu cầu ly hôn thì thực hiện theo thủ tục thuận tình ly hôn.

Do đó, có thể hiểu thuận tình ly hôn là việc ly hôn khi có sự đồng ý, thỏa thuận của cả hai vợ chồng. Đồng thời, Điều 55 Luật HN&GĐ quy định về điều kiện để Tòa án công nhận việc thuận tình ly hôn của hai vợ chồng, cụ thể:

– Vợ chồng cùng yêu cầu ly hôn một cách tự nguyện;

– Hai bên đã thỏa thuận được về việc chia tài sản, nuôi con, cấp dưỡng con… trên cơ sở đảm bảo quyền lợi chính đáng của vợ và con;

– Tòa án công nhận thuận tình ly hôn.

Bởi vậy, chỉ được coi là thuận tình ly hôn nếu đáp ứng đầy đủ các điều kiện nêu trên.

Điều kiện để thực hiện được thủ tục ly hôn thuận tình

– Vợ chồng đã thỏa thuận được vấn đề đồng ý ký ly hôn tại Tòa án.

– Vợ chồng đã thỏa thuận được vấn đề ai trực tiếp nuôi con và cấp dưỡng nuôi con.

– Vợ chồng đã thỏa thuận được vấn đề tài sản chung trong thời gian chung sống.

– Vợ chồng đã thỏa thuận được vấn đề về nợ chung nợ riêng.

Câu chuyện hôn nhân
Thuận tình ly hôn

Hồ sơ ly hôn thuận tình cần chuẩn bị

Giấy đăng ký kết hôn bản gốc. Trường hợp mất bản gốc thì có thể trích lục lại bản sao có dấu đỏ tại Ủy ban nhân dân xã phường nơi trước đây vợ chồng đã thực hiện thủ tục đăng ký kết hôn.

Chứng minh dân của 2 vợ chồng.( Bản sao y công chứng.)

– Sổ hộ khẩu của 2 vợ chồng. ( Bản sao y công chứng.) Trường hợp vợ chồng không chung khẩu thì phải chuẩn bị cả hai hộ khẩu.

Giấy khai sinh của con. (Bản sao y công chứng.) Trường hợp giấy khai sinh bị thất lạc thì có thể trích lục tại Ủy ban nhân dân xã phường nơi cấp giấy khai sinh.

– Đơn yêu cầu ly hôn thuận tình: Có thể mua tại Tòa án có thẩm quyền giải quyết hoặc tự soạn đơn theo mẫu đơn của Tòa án.

Các giấy tờ xác nhận khác: Ví dụ như giấy xác nhận mâu thuẫn của vợ chồng, xác nhận tạm trú. Các giấy tờ này tùy vào mỗi Tòa án quận huyện khác nhau về yêu cầu về các giấy tờ này cũng có sự khác nhau.

Lưu ý: Hồ sơ chung cho việc giải quyết ly hôn thuận tình là như vậy. Tuy nhiên, quy trình xử lý mỗi một quận, huyện có sự khác nhau. Các bạn có thể Liên hệ Luật sư của Công ty Luật Hoàng Phú để được hướng dẫn đúng đắn và nhanh gọn.

Luật sư trực tiếp hỗ trợ hoàn thiện hồ sơ và thủ tục giải quyết ly hôn tại Tòa án có thẩm quyền. Hotline: 0969.60.30.30 hoặc kết nối Zalo 0969.60.30.30.

Quy trình xử lý hồ sơ tại Tòa án có thẩm quyền

Mẫu đơn ly hôn thuận tình
Mẫu đơn ly hôn thuận tình

Nộp hồ sơ tại Tòa án có thẩm quyền giải quyết: Tòa án nơi các bạn có hộ khẩu thường trú, giấy tạm trú hoặc nơi ở hiện tại tại thời điểm làm thủ tục ly hôn là nơi nhận đơn thuận tình của các bạn.

– Tòa án thụ lý hồ sơ và nộp án phí sơ thẩm: Tòa án có thẩm quyền sẽ ra quyết định thụ lý hồ sơ vụ việc. Các bạn sẽ đi nộp án phí tại Chi cục thi hành án theo sự hướng dẫn của cán bộ tòa án có thẩm quyền.

Thủ tục hòa giải tại trung tâm hòa giải: Hồ sơ các bạn được chuyển qua trung tâm hòa giải để hòa giải viên tiến hành thủ tục hòa giải theo quy định của pháp luật hiện hành.

Thời gian giải quyết theo thủ tục hành chính: Dự kiến khoảng 1 – 2 tháng theo lịch làm việc của Tòa án. Thời gian giải quyết hồ sơ theo quy định của Luật hôn nhân gia đình và Bộ luật tố tụng dân sự hiện hành.

Lệ Phí Ly Hôn Thuận Tình

Tại Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14, án phí, lệ phí thuộc lĩnh vực hôn nhân gia đình được chia thành có giá ngạch và không có giá ngạch. Theo đó, với vụ việc thuận tình ly hôn, án phí được quy định như sau:

– Không có giá ngạch: 300.000 đồng;

– Có giá ngạch: Căn cứ vào giá trị tài sản thì thấp nhất là 300.000 đồng và cao nhất là 112 triệu đồng + 0,1% của phần giá trị tài sản vượt 04 tỷ đồng nếu giá trị tài sản từ 04 tỷ đồng trở lên. Xem thêm bài viết : Ly hôn có giá ngạch là gì?

Đồng thời, theo quy định tại Điều 147 Bộ luật Tố tụng hình sự, nguyên đơn phải chịu án phí sơ thẩm. Do đó, khi hai vợ chồng cùng yêu cầu ly hôn thì mỗi người phải chịu ½ mức án phí sơ thẩm trừ trường hợp hai người có thỏa thuận khác.

Các tình huống khó khăn trong quá trình giải quyết hồ sơ

Khó khăn trong chuẩn bị hồ sơ ly hôn. Các giấy tờ cần phải công chứng chứng thực, giấy tờ gốc đã bị thất lạc chỉ còn bản phô tô hoặc bản chụp. Đơn ly hôn trình bày đã đúng quy định của pháp luật hay chưa.

Khó khăn trong việc nộp hồ sơ: Hồ sơ tự đi nộp thì nộp cho phòng nào. Thời gian quy định nộp hồ sơ vào các thứ nào trong tuần. Thời giai nộp hồ sơ trùng với thời gian làm việc của các bạn ở cơ quan.

Khó khăn trong việc dự liệu thời gian giải quyết hồ sơ: Các bạn muốn hồ sơ được giải quyết nhanh và ít phải đi lại lên tòa án để làm việc nhưng không biết cách nào để thực hiện việc đó.

Dịch vụ Luật sư ly hôn thuận tình – công ty Luật Hoàng Phú

vi-du-ve-thuan-tinh-ly-hon
thuận tình ly hôn

Luật sư sẽ tư vấn và hoàn thiện hồ sơ đầy đủ cho các bạn. Kể cả trường hợp các bạn còn thiếu giấy tờ hoặc công chứng thì Luật sư sẽ giúp đỡ.

– Luật sư sẽ tư vấn và giúp đỡ các bạn giải quyết thủ tục ly hôn tại Tòa án có thẩm quyền một cách đúng luật và nhanh gọn nhất có thể.

– Luật sư sẽ tư vấn và hỗ trợ các vấn đề khác trong và sau ly hôn như: Thỏa thuận thăm con, cấp dưỡng cho con, thỏa thuận về vấn đề về pháp lý tài sản, nợ chung, nợ riêng sau ly hôn, nộp án phí ly hôn tại cơ quan thi hành án.

– Tư vấn và giúp đỡ về vấn đề tách hộ khẩu, chuyển hộ khẩu sau ly hôn, giấy tờ kết hôn tiếp theo.

Luật sư trực tiếp hỗ trợ hoàn thiện hồ sơ và thủ tục giải quyết ly hôn tại Tòa án có thẩm quyền. Hotline: 0969.60.30.30 hoặc kết nối Zalo 0969.60.30.30.

Quy trình trao đổi giải quyết hồ sơ

– Luật sư sẽ trực tiếp tư vấn và hướng dẫn chuẩn bị hồ sơ qua Zalo, điện thoại hoặc trực tiếp tại Văn phòng công ty Luật Hoàng Phú.

– Hai Bên hẹn gặp ở Văn phòng công ty Luật Hoàng Phú hoặc gặp theo yêu cầu của các bạn để giao nhận hồ sơ. Có Biên bản giao nhận hồ sơ, giấy tờ của công ty Luật Hoàng Phú.

– Có đầy đủ quy trình giao kết hợp đồng, cam kết nội dung công việc thực hiện công việc.

Công ty Luật TNHH Hoàng Phú

Địa chỉ: Phòng 501, tầng 05, số 276, phố Láng, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội.

Email: tuvanluathoangphu@gmail.com; Di động: 0969.60.30.30; Zalo: 0969.60.30.30.

Website : dichvulyhon.com

1001 Câu hỏi về thuận tình ly hôn

Thuận tình ly hôn không cần hòa giải có được không?

Trong vụ án xin ly hôn theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 và Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 thì không bắt buộc phải hòa giải cơ sở, càng không nhất thiết phải là hòa giải của UBND cấp xã. Đó  thể là hòa giải từ phía gia đình, hòa giải do tổ dân phố, hội phụ nữ, đoàn thanh niên tiến hành.

Hòa giải tại Tòa án là thủ tục bắt buộc khi yêu cầu ly hôn và nhà nước khuyến khích hòa giải ly hôn tại cơ sở như thôn, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc, tổ dân phố, khu phố, khối phố và cộng đồng dân cư khác. Tuy nhiên, hoạt động hòa giải ly hôn tại cơ sở dựa trên nguyên tắc tôn trọng sự tự nguyện của các bên; không bắt buộc, áp đặt các bên trong hòa giải ở cơ sở (tại khoản 1 Điều 4 Luật Hòa giải ở cơ sở 2013).

 04 trường hợp ngoại lệ mà Tòa án không tiến hành thủ tục hòa giải đối với vụ việc ly hôn tại Điều 207 của Bộ Luật Tố tụng dân sự 2015, gồm:

  • Bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đã được Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà vẫn cố tình vắng mặt;
  • Đương sự không thể tham gia hòa giải được vì có lý do chính đáng;
  • Đương sự là vợ hoặc chồng trong vụ án ly hôn là người mất năng lực hành vi dân sự;
  • Một trong các đương sự đề nghị không tiến hành hòa giải.

Như vậy, khi hai vợ chồng muốn thuận tình ly hôn không cần tiến hành hòa giải thì vợ hoặc chồng có thể làm đơn đề nghị không tiến hành hòa giải. Trường hợp vợ hoặc chồng muốn đơn phương ly hôn mà không cần tiến hành hòa giải thì một trong hai bên có thể tiến hành làm đơn đề nghị không tiến hành hòa giải ly hôn hoặc vắng mặt sau 02 lần bị Tòa án triệu tập hợp lệ thì Tòa sẽ không tiến hành hòa giải. Ngoài ra, trường hợp vợ/chồng là người mất năng lực hành vi dân sự hoặc không thể tham gia hòa giải được vì có lý do chính đáng thì Toà án cũng sẽ không tiến hành hòa giải.

Thuận tình ly hôn nhưng vắng mặt được không?

thuận tình ly hôn nhưng vắng mặt
thuận tình ly hôn nhưng vắng mặt

Căn cứ vào quy định của Luật Hôn nhân và gia đình 2014 và Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015, Công ty luật Hoàng Phú xin tư vấn cho bạn vấn đề thuận tình ly hôn nhưng vắng mặt như sau:

Theo quy định tại điều trên thì trong phiên họp giải quyết việc dân sự thì người yêu cầu ly hôn phải tham gia phiên họp theo giấy triệu tập của Tòa án. Người yêu cầu ly hôn vắng mặt lần thứ nhất thì Tòa án hoãn phiên họp, trừ trường hợp có đơn xin ly hôn vắng mặt gửi Tòa án giải quyết việc dân sự vắng mặt họ.

Trường hợp người yêu cầu ly hôn đã được triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà vẫn vắng mặt thì bị coi là từ bỏ yêu cầu và Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết việc dân sự; trong trường hợp này, quyền yêu cầu Tòa án giải quyết việc dân sự đó theo thủ tục do Bộ luật này quy định vẫn được bảo đảm.

Trong thực tế, có nhiều trường hợp vợ chồng đều đồng thuận ly hôn và việc phân chia tài sản, quyền nuôi con,… đã được thỏa thuận.

Tuy nhiên vì một số lí do chính đáng nào đấy mà vợ hoặc chồng không có mặt tại Tòa để giải quyết ly hôn thuận tình.  Nhưng có đơn đề nghị xét xử vắng mặt thì yêu cầu thuận tình ly hôn vẫn được Tòa chấp thuận và tiến hành thủ tục ly hôn thuận tình nhưng vắng mặt bình thường.

Thuận tình ly hôn có yếu tố nước ngoài giải quyết thế nào?

Theo quy định tại Khoản 25 Điều 3 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 thì các trường hợp được xác định là quan hệ hôn nhân và gia đình yếu tố nước ngoài như sau:

Quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài là quan hệ hôn nhân và gia đình mà ít nhất một bên tham gia là người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài; quan hệ hôn nhân và gia đình giữa các bên tham gia là công dân Việt Nam nhưng căn cứ để xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ đó theo pháp luật nước ngoài, phát sinh tại nước ngoài hoặc tài sản liên quan đến quan hệ đó ở nước ngoài.

Như vậy, để được xác định là thuận tình ly hôn có yếu tố nước ngoài khi đáp ứng được yêu cầu về mặt chủ thể hoặc quan hệ pháp luật và theo quy định của pháp luật Việt Nam còn thỏa mãn được ba yêu cầu như sau:

  • Cả hai đều mong muốn ly hôn và cùng ký vào đơn ly hôn
  • Thỏa thuận được vấn đề con cái và đảm bảo quyền lợi cho con cái
  • Thỏa thuận được vấn đề tài sản khi ly hôn
thuận tình ly hôn có yếu tố nước ngoài
thuận tình ly hôn có yếu tố nước ngoài

Nếu không đáp ứng được chỉ 1 trong 3 yêu cầu trên thì trường hợp ly hôn được Tòa án xác định là ly hôn đơn phương với người nước ngoài.

Bài viết liên quan

09 69 60 30 30

Contact Me on Zalo