Bản án ly hôn của Tòa án nước ngoài có được công nhận tại Việt Nam không?

Bản án ly hôn của Tòa án nước ngoài có được công nhận tại Việt Nam không? Thủ tục yêu cầu công nhận được quy định như thế nào? Cụ thể tôi đã kết hôn với người Pháp tại Việt Nam nhưng đã ly hôn tại Pháp vào năm nay. Sau đó tôi đã trở về Việt Nam sinh sống, cho tôi hỏi bản án ly hôn của tôi có được công nhận tại Việt Nam không? – Câu hỏi của chị Mai Ly ở Vũng Tàu.

Bản án ly hôn của Tòa án nước ngoài có được công nhận tại Việt Nam không?

ban-an-ly-hon-tai--nuoc-ngoai

Giữa Việt Nam và Pháp có ký kết Hiệp định tương trợ tư pháp về các vấn đề dân sự, vì vậy trong trường hợp của chị sẽ áp dụng các quy định tại Hiệp định này.

Cụ thể, theo Điều 21 Hiệp định tương trợ tư pháp về các vấn đề dân sự giữa Việt Nam và Pháp quy định điều kiện công nhận và cho thi hành bản án, quyết định của Tòa án như sau:

Điều kiện công nhận và cho thi hành

Bản án, quyết định của Toà án của Nước ký kết này được công nhận và có thể được cho thi hành trên lãnh thổ của Nước ký kết kia, nếu hội đủ các điều kiện sau đây:

1. Là bản án, quyết định của Toà án có thẩm quyền theo quy định của pháp luật của Nước ký kết được yêu cầu;

2. Luật áp dụng để giải quyết vụ việc là luật được chọn theo quy phạm xung đột pháp luật được công nhận trên lãnh thổ của Nước ký kết được yêu cầu. Tuy nhiên, luật áp dụng có thể khác với luật được chọn theo quy phạm xung đột pháp luật của Nước ký kết được yêu cầu, nếu việc áp dụng luật này hay luật kia đều dẫn đến cùng một kết quả;

3. Bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật và được cho thi hành. Tuy nhiên, đối với các vấn đề về nghĩa vụ cấp dưỡng, quyền nuôi dưỡng hoặc quyền thăm nom người chưa thành niên, thì bản án, quyết định có thể chưa có hiệu lực pháp luật, nhưng được thi hành ngay trên lãnh thổ của Nước ký kết đã ra bản án, quyết định đó;

4. Các bên đương sự đã được triệu tập ra Toà, có đại diện của mình một cách hợp thức hoặc, nếu các bên vắng mặt, thì giấy triệu tập ra Toà đã được tống đạt hợp thức và trong thời gian cần thiết để bảo đảm quyền lợi của các bên;

5. Bản án, quyết định không trái với các nguyên tắc và giá trị cơ bản của Nước ký kết được yêu cầu;

6. Vụ kiện giữa chính các bên đương sự đó, có cùng căn cứ và cùng đối tượng như ở Nước ký kết yêu cầu:

* Không phải là vụ án đang trong quá trình thụ lý và xem xét tại một Toà án của Nước ký kết được yêu cầu, hoặc

* Chưa có bản án, quyết định nào của Nước ký kết được yêu cầu trước khi có bản án, quyết định đang được yêu cầu công nhận và cho thi hành, hoặc

* Chưa có bản án, quyết định nào của nước thứ ba đã được công nhận tại Nước ký kết được yêu cầu trước khi có bản án, quyết định đang được yêu cầu công nhận và cho thi hành.

Bản án ly hôn của chị tại Pháp sẽ được Tòa án Việt Nam công nhận và cho thi hành khi thỏa các điều kiện được quy định trong Hiệp định trên. Tuy nhiên, đối với các vấn đề về nghĩa vụ cấp dưỡng, quyền nuôi dưỡng hoặc quyền thăm nom người chưa thành niên, thì bản án, quyết định có thể chưa có hiệu lực pháp luật (nhưng được thi hành ngay trên lãnh thổ của Pháp).

Thời hiệu yêu cầu công nhận bản án ly hôn của Tòa án nước ngoài là bao lâu?

Căn cứ Điều 432 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định về thời hiệu yêu cầu công nhận và cho thi hành như sau:

Thời hiệu yêu cầu công nhận và cho thi hành

1. Trong thời hạn 03 năm, kể từ ngày bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài có hiệu lực pháp luật, người được thi hành, người có quyền, lợi ích hợp pháp liên quan hoặc người đại diện hợp pháp của họ có quyền gửi đơn đến Bộ Tư pháp Việt Nam theo quy định của điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước có Tòa án đã ra bản án, quyết định cùng là thành viên hoặc Tòa án Việt Nam có thẩm quyền quy định tại Bộ luật này để yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định dân sự đó.

2. Trường hợp người làm đơn chứng minh được vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan mà không thể gửi đơn đúng thời hạn quy định tại khoản 1 Điều này thì thời gian có sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan đó không tính vào thời hạn gửi đơn.

Theo đó, thời hiệu để yêu cầu công nhận bản án ly hôn nước ngoài là 03 năm kể từ ngày bản án này có hiệu lực pháp luật.

Trường hợp người yêu cầu công nhận chứng minh được vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan mà không thể gửi đơn đúng thời hạn thì thời gian có sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan đó không tính vào thời hạn gửi đơn.

Thủ tục yêu cầu công nhận bản án ly hôn của Tòa án nước ngoài được quy định như thế nào?

Điều 22 Hiệp định tương trợ tư pháp về các vấn đề dân sự giữa Việt Nam và Pháp có quy định về thủ tục công nhận và cho thi hành như sau:

Thủ tục công nhận và cho thi hành

1. Thủ tục công nhận và cho thi hành bản án, quyết định dân sự tuân theo pháp luật của Nước ký kết được yêu cầu.

2. Cơ quan tư pháp được yêu cầu không tiến hành bất kỳ sự xem xét nào đối với nội dung bản án, quyết định.

3. Nếu bản án, quyết định gồm nhiều phần, có thể cho thi hành từng phần.

Như quy định của Bộ luật Tố tụng Việt Nam nêu trên thì trong thời hạn 03 năm, kể từ ngày bản án, quyết định ly hôn của Tòa án Pháp có hiệu lực, bạn gửi đơn đến Bộ Tư pháp Việt Nam hoặc Tòa án nhân dân cấp huyện nơi bạn cư trú để yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định ly hôn đó.

Đơn yêu cầu phải có các nội dung chính được quy định tại Điều 433 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 như sau:

– Họ, tên, địa chỉ nơi cư trú hoặc nơi làm việc của bạn;

– Họ, tên, địa chỉ nơi cư trú hoặc nơi làm việc của chồng cũ bạn;

– Yêu cầu công nhận và cho thi hành bản án, quyết định ly hôn.

Gửi kèm theo đơn yêu cầu là các giấy tờ được quy định tại Điều 23 Hiệp định này:

Người yêu cầu công nhận hoặc cho thi hành bản án, quyết định cần phải nộp các giấy tờ sau đây:

1. Bản sao bản án, quyết định có chứng thực hợp lệ;

2. Các giấy tờ xác nhận của bản án, quyết định đã được tống đạt hoặc thông báo;

3. Nếu có, bản sao có chứng thực giấy triệu tập bên vắng mặt ra Toà và mọi giấy tờ xác nhận đương sự đã nhận được kịp thời giấy triệu tập ra Toà;

4. Các giấy tờ xác nhận bản án, quyết định đã có hiệu lực thi hành trên lãnh thổ của Nước ký kết đã ra bản án, quyết định đó và xác nhận bản án, quyết định này không còn có thể bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục chung nữa, trừ trường hợp bản án, quyết định về nghĩa vụ cấp dưỡng, về quyền nuôi dưỡng hoặc quyền thăm nom người chưa thành niên.

Tất cả các giấy tờ này phải được gửi kèm theo bản dịch ra ngôn ngữ của Nước ký kết được yêu cầu có chứng thực hợp thức của viên chức ngoại giao hoặc lãnh sự, hoặc của người có thẩm quyền trên lãnh thổ của một trong hai Nước ký kết.

Trường hợp bạn gửi đơn tới Bộ Tư pháp thì trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, Bộ Tư pháp phải chuyển cho Tòa án nhân dân cấp huyện nơi bạn cư trú để giải quyết.

Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ do Bộ Tư pháp chuyển đến hoặc kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu và giấy tờ, tài liệu kèm theo, Tòa án nhân dân cấp huyện nơi cư trú của bạn sẽ xem xét, thụ lý hồ sơ và thông báo cho bạn, chồng bạn hoặc người đại diện hợp pháp của chồng bạn tại Việt Nam, Viện kiểm sát cùng cấp và Bộ Tư pháp.

Công ty tư vấn pháp luật hôn nhân & gia đình tại Hà Nội

Trên đây là một số thông tin chúng tôi đưa ra, quý vị tham khảo để giải đáp thắc mắc của mình! Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác quý vị vui lòng liên hệ đến Công ty luật TNHH  Hoàng Phú hoặc gọi đến Hotline/ Zalo : 0969 603 030 – Website : Dichvulyhon.com chúng tôi sẽ giải đáp mọi vấn đề của quý khách hàng.
Các dịch vụ của hãng chúng toi :
– Tư vấn thủ tục ly hôn nhanh (ly hôn đơn phương, ly hôn thuận tình.
– Tư vấn về vấn đề ủy quyền để làm thủ tục ly hôn?
– Hỗ trợ đơn từ đối với trường hợp ly hôn
– Dịch vụ luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự trong vụ án ly hôn.
– Tư vấn giành quyền nuôi con
– Tư vấn phân chia tài sản
Văn phòng luật sư :  Phòng 501 – Tầng 05 – Số 276 đường Láng – Quận Đống Đa – Thành phố Hà Nội
Bài viết liên quan

09 69 60 30 30

Contact Me on Zalo