Chia tài sản ly hôn có yếu tố nước ngoài và quyền nuôi con khi ly hôn có yếu tố nước ngoài đang là vấn đề rất được quan tâm trong xã hội hiện đại. Hãy tham khảo bài viết.
Chia tài sản ly hôn có yếu tố nước ngoài
Căn cứ Điều 127 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về ly hôn có yếu tố nước ngoài như sau:
i) Việc ly hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài, giữa người nước ngoài với nhau thường trú ở Việt Nam được giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam theo quy định của Luật này.
ii) Trong trường hợp bên là công dân Việt Nam không thường trú ở Việt Nam vào thời điểm yêu cầu ly hôn thì việc ly hôn được giải quyết theo pháp luật của nước nơi thường trú chung của vợ chồng; nếu họ không có nơi thường trú chung thì giải quyết theo pháp luật Việt Nam.
iii) Việc giải quyết tài sản là bất động sản ở nước ngoài khi ly hôn tuân theo pháp luật của nước nơi có bất động sản đó.
Nguyên tắc chia tài sản sau ly hôn như thế nào?
Việc phân chia tài sản sau khi ly hôn dựa trên nguyên tắc thỏa thuận. Trong trườn hợp 2 bên không thể thỏa thuân được thì Tòa án sẽ giải quyết theo các nguyên tắc sau.
Theo quy định tại Điều 59 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, nguyên tắc phân chia như sau:
i) Tài sản riêng của bên nào thì thuộc quyền sở hữu của bên đó, chỉ có tài sản chung của vợ chồng mới thực hiện phân chia tài sản khi ly hôn.
ii) Các tài sản xác định chung là của vợ chồng được liệt kê trong mục 2 được phân chia theo nguyên tắc chia đôi, nhưng Tòa án khi giải quyết có xem xét hoàn cảnh của mỗi bên, tình trạng tài sản, công sức đóng góp của mỗi bên vào việc tạo lập, duy trì và phát triển tài sản này.
iii) Lao động của vợ chồng trong gia đình được gọi là lao động có thu nhập.
iv) Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập.
v) Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của vợ, con chư thành niên hoặc đã thành niên bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản tự nuôi chính mình.
vi)Trong trường hợp có sự sáp nhập, trộn lẫn giữa tài sản riêng với tài sản chung mà vợ, chồng có yêu cầu chia tài sản ly hôn thì trong qua trình chia bên nào nhận phần tài sản bằng hiện vật có giá trị lớn hơn phần mình được hưởng thì phải thanh toán cho bên kia phần giá trị chênh lệch.
Nguyên tắc chịu trách nhiệm về nghĩa vụ chung tài sản của vợ chồng khi ly hôn như thế nào?
Việc thanh toán nghĩa vụ chung về tài sản của vợ, chồng do vợ, chồng thỏa thuận nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết cụ thể:
i) Nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch do vợ chồng cùng thỏa thuận xác lập, nghĩa vụ bồi thường thiệt hại mà theo quy định của pháp luật vợ chồng cùng phải chịu trách nhiệm.
ii) Nghĩa vụ do vợ chồng thực hiện nhằm đáp ứng như cầu thiết yêu của gia đình.
iii) Nghĩa vụ phát sinh từ việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung.
iv) Nghĩa vụ phát sinh từ việc sử dụng tài sản riêng để duy trì, phát triển khối tài sản chung hoặc để tạo ra nguồn thu nhập chủ yếu của gia đình.
v) Nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do con gây ra mà theo quy định của Bộ luật Dân sự thì cha mẹ phải bồi thường.
vi) Nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật có liên quan.
Xem thêm :
Mẫu đơn ly hôn có yếu tố nước ngoài mới nhất
Quyền nuôi con khi ly hôn có yếu tố nước ngoài
Căn cứ theo Điều 71 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về nghĩa vụ và quyền chăm sóc, nuôi dưỡng:
i) Cha, mẹ có nghĩa vụ và quyền ngang nhau, cùng nhau chăm sóc, nuôi dưỡng con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình
Căn cứ theo Khoản 2 Điều 81 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 về việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn:
i)Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.
ii) Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.