Mẫu đơn khởi kiện chồng đánh vợ là mẫu đơn khởi kiện tranh chấp dân sự được ban hành theo Nghị quyết số 01/2017/NQ-HĐTP ngày 13/01/2017 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.
Cách viết đơn khởi kiện chồng đánh vợ
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
……(1), ngày….. tháng …… năm…….
ĐƠN KHỞI KIỆN
Kính gửi: Toà án nhân dân (2)…………………
Người khởi kiện: (3)……………………………………………………………
Địa chỉ: (4) ………………………………………………………………………
Số điện thoại: …………………(nếu có); số fax: ………………….(nếu có)
Địa chỉ thư điện tử: …………………………………………………. (nếu có)
Người bị kiện: (5)……………………………………………………………
Địa chỉ (6) …………………………………………………………………
Số điện thoại: …………………(nếu có); số fax: ………………….(nếu có)
Địa chỉ thư điện tử: …………………………………………………. (nếu có)
Người có quyền, lợi ích được bảo vệ (nếu có)(7)……………………
Địa chỉ: (8)………………………………………………………………………
Số điện thoại: …………………(nếu có); số fax: …………………(nếu có)
Địa chỉ thư điện tử : …………………………………………(nếu có)
Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan (nếu có) (9)…………………
Địa chỉ: (10) ……………………………………………………………………
Số điện thoại: …………………(nếu có); số fax: ………………….(nếu có)
Địa chỉ thư điện tử: ..………………………..………………. (nếu có)
Yêu cầu Tòa án giải quyết những vấn đề sau đây:(11)…………………
Người làm chứng (nếu có) (12)…………………………………………………
Địa chỉ: (13) …………………………………………………………………….
Số điện thoại: …………………(nếu có); số fax: ………………….(nếu có)
Địa chỉ thư điện tử: ……………………………….………… (nếu có).
Danh mục tài liệu, chứng kèm theo đơn khởi kiện gồm có: (14)…………
1………………………………………………………………………………………
2………………………………………………………………………………………
(Các thông tin khác mà người khởi kiện xét thấy cần thiết cho việc giải quyết vụ án) (15) …………………………………………………………………………………………
Người khởi kiện (16)
Các mục lưu ý khi viết đơn kiện chồng đánh vợ
Mục (1) Ghi địa điểm người vợ làm đơn khởi kiện, ở đây là địa điểm cư trú của 02 vợ chồng (ví dụ: Long Biên, ngày….. tháng….. năm……).
Mục (2) Ghi tên Toà án có thẩm quyền giải quyết vụ án; nếu là Toà án nhân dân cấp quận, huyện, thì phải ghi rõ Toà án nhân dân quận, huyện nào thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nào (ví dụ: Toà án nhân dân quận Long Biên, TP Hà Nội), nếu là Toà án nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thì ghi rõ Toà án nhân dân tỉnh (thành phố) nào (ví dụ: Toà án nhân dân Thành phố Hà Nội) và địa chỉ của Toà án đó.
Mục (3) Người khởi kiện chồng đánh vợ (vợ chồng hợp pháp) ở đây là người vợ ghi họ tên; đối với trường hợp người vợ là người chưa thành niên (trường hợp này tuy 02 người đã tổ chức hôn nhân nhưng chưa đăng ký kết hôn tại cơ quan chính quyền), người vợ năng lực hành vi dân sự, người vợ bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, người vợ có khó khăn trong nhận thức làm chủ hành vi thì ghi họ tên, địa chỉ của người đại diện hợp pháp của người vợ;
Mục (4) Ghi nơi cư trú của người vợ tại thời điểm nộp đơn khởi kiện. Chú ý cần ghi đầy đủ thông tin nơi cư trú (Ví dụ: Số 27 ngõ 6 phường Ngọc Lâm, Quận Long Biên, TP Hà Nội)
Các mục (5), (7), (9) và (12) Ghi tương tự như hướng dẫn tại Mục (3).
Các mục (6), (8), (10) và (13) Ghi tương tự như hướng dẫn tại điểm (4).
Mục (11) Nêu cụ thể từng vấn đề yêu cầu Toà án giải quyết. (Ví dụ: Tại đây người vợ cần trình bày tóm tắt nội dung sự việc, những lần người chồng bạo hành, đánh đập, làm rõ những hành vi đánh đập, bạo hành của người chồng, những thương tích về tâm lý và thể xác của người vợ khi bị chồng bạo hành)
Mục (14) Ghi rõ tên các tài liệu kèm theo đơn khởi kiện gồm có những tài liệu nào và phải đánh số thứ tự (ví dụ: các tài liệu kèm theo đơn gồm có: Kết quả giám định thương tích của người vợ;video, hình ảnh chứng minh hành vi đánh đâp của người chồng, …).
Mục (15) Ghi những thông tin mà người vợ xét thấy cần thiết cho việc giải quyết vụ án (ví dụ: Người vợ thông báo cho Toà án biết khi xảy ra tranh chấp một trong các đương sự đã đi nước ngoài chữa bệnh…).
Mục (16) Nếu người khởi kiện là người vợ thì phải có chữ ký hoặc điểm chỉ của người vợ đó; trường hợp vợ là người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người hạn chế năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức làm chủ hành vi thì người đại diện hợp pháp đó phải ký tên điểm chỉ; trường hợp người khởi kiện, người đại diện hợp pháp không biết chữ, không nhìn được, không tự mình làm đơn khởi kiện, không tự mình ký tên hoặc điểm chỉ thì người có năng lực hành vi tố tụng dân sự đầy đủ làm chứng, ký xác nhận vào đơn khởi kiện. Nếu người khởi kiện không biết chữ thì phải có người làm chứng ký xác nhận theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 189 của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015.
Các câu hỏi liên quan đến việc khởi kiện chồng đánh vợ
Nộp đơn khởi kiện chồng đánh vợ ở đâu?
Người vợ làm đơn khởi kiện và mang theo giấy tờ tùy thân, các bằng chứng liên quan, ghi nhận hành vi đánh đập, bạo hành của người chồng đến Tòa án nhân dân cấp quận, huyện trực thuộc các tỉnh, thành phố hoặc Tòa án nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung Ương nơi hai vợ chồng cư trú.
Trong trường hợp người vợ chưa thành niên, người vợ năng lực hành vi dân sự, người vợ bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, người vợ có khó khăn trong nhận thức làm chủ hành vi thì cần nhờ người đại diện hợp pháp đi cùng đến Tòa án.
Xem thêm : Chồng đánh vợ bị xử lý thế nào? Có nên tha thứ không?
Kèm theo đơn kiện chồng đánh vợ cần nộp những tài liệu gì?
Ngoài những giấy tờ tùy thân như căn cước công dân, đơn khởi kiện. Người vợ cần chuẩn bị những bằng chứng chứng minh hành vi đánh đập, bạo hành của người chồng khi nộp kèm theo đơn kiện chồng đánh vợ, cụ thể gồm những tài liệu sau: video clip, hình ảnh ghi lại hành vi đánh đập, bạo hành của người chồng, kết quả giám định thương tích của người vợ khi bị đánh đập (nếu có), người làm chứng có thể đi cùng người vợ khi nộp đơn khởi kiện.
Trên đây là các thông tin cần thiết về việc khởi kiện chồng đánh vợ mà DỊCH VỤ LY HÔN muốn gửi đến bạn đọc. Hy vọng các thông tin mà chúng tôi cung cấp hữu ích cho bạn đọc.