Kháng cáo Quyết định công nhận thuận tình ly hôn của Tòa án nhân dân như thế nào?? Trường hợp khi nhận quyết định công nhận vợ/ chồng mong muốn thay đổi nội dung của quyết định thì có quyền kháng cáo vụ án không? Dưới đây là những quy định pháp luật cụ thể.
Kháng cáo quyết định công nhận thuận tình ly hôn được không?
Căn cứ vào điều 55 Luật hôn nhân gia đình năm 2014 thì:
“Trong trường hợp vợ chồng cùng yêu cầu ly hôn, nếu xét thấy hai bên thật sự tự nguyện ly hôn và đã thỏa thuận về việc chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con trên cơ sở bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án công nhận thuận tình ly hôn; nếu không thỏa thuận được hoặc có thỏa thuận nhưng không bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án giải quyết việc ly hôn.”
Căn cứ vào điều 57 Luật hôn nhân gia đình thì:
“Thời điểm chấm dứt hôn nhân và trách nhiệm gửi bản án, quyết định ly hôn
1. Quan hệ hôn nhân chấm dứt kể từ ngày bản án, quyết định ly hôn của Tòa án có hiệu lực pháp luật.
2. Tòa án đã giải quyết ly hôn phải gửi bản án, quyết định ly hôn đã có hiệu lực pháp luật cho cơ quan đã thực hiện việc đăng ký kết hôn để ghi vào sổ hộ tịch; hai bên ly hôn; cá nhân, cơ quan, tổ chức khác theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự và các luật khác có liên quan.”
Như vậy quyết định công nhận thuận tình ly hôn có hiệu lực ngay kể từ ngày ban hành. Quan hệ hôn nhận gia đình chính thức chấm dứt, các bên được quyền yêu cầu cơ quan hộ tịch, cư quan nhà nước tại địa phương ghi nhận quyết định để làm căn cứ thể hiện cá nhân bạn hiện đã trong tình trạng chưa kết hôn.
Trường hợp khi nhận quyết định ly hôn mà vợ chồng muốn thay đổi lại nội dung quyết định công nhận thuận tình ly hôn thì:
- Trường hợp quyết định công nhận thuận tình ly hôn sau lỗi chính tả, ghi sai thông tin cá nhân, thông tin hai vợ chồng đã ghi trong bản cam kết khai tại Tòa án lúc giải quyết thủ tục thuận tình ly hôn thì đương sự có quyền yêu cầu Tòa án cấp lại quyết định công nhận thuận tình ly hôn đúng với thông tin thực tế.
- Trường hợp bạn muốn thay đổi lại nội dung đã chấp nhận như thay đổi quyền trực tiếp nuôi con, mức cấp dưỡng, hoặc kháng cáo toàn bộ vụ án để thay đổi quyết định công nhận thuận tình ly hôn thì căn cứ theo điều 213 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 : “Điều 213. Hiệu lực của quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự
- Quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự có hiệu lực pháp luật ngay sau khi được ban hành và không bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm.
- Quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự chỉ có thể bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm nếu có căn cứ cho rằng sự thỏa thuận đó là do bị nhầm lẫn, lừa dối, đe dọa, cưỡng ép hoặc vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội.”
Như vậy vợ chồng không có quyền kháng cáo quyết định công nhận thuận tình ly hôn. Quyết định chỉ có thể được xem xét lại nếu có sự kháng nghị của cơ quan có thẩm quyền.
Xem chi tiết dịch vụ tư vấn ly hôn thuận tình tại Hà Nội : tại đây