Tác hại của việc ly hôn đối với con cái như thế nào? Nên làm gì?

Tác hại của việc ly hôn đối với con cái là điều mà rất nhiều các cặp vợ chồng bên bờ vực ly hôn quan tâm. Mặc dù biết rằng ly hôn sẽ để lại ảnh hưởng nặng nề cho con cái, nhưng nhiều người làm cha làm mẹ vẫn bỏ qua cảm xúc của con cái để đi đến quyết định ly hôn. Qua bài viết sau đây, chúng tôi sẽ đề cập đến vấn đề Tác hại của việc ly hôn đối với con cái như thế nào? Nên làm gì với con cái khi quyết định ly hôn?

ly-hon-con-4-tuoi-o-voi-ai

Tác hại của ly hôn đối với con cái

Chúng ta đều biết rằng, ly hôn gây tác hại trước hết cho con cái, làm căng thẳng các mối quan hệ cha mẹ – con cái, dù nhiều hay ít, dù biểu hiện bằng cách này hay cách khác thì những trẻ em này đều bị ảnh hưởng bởi hoàn cảnh gia đình của mình, bởi điều mất mát lớn nhất từ sự ly hôn của cha mẹ đối với con cái, là chúng mất đi một điều kiện cơ bản để phát triển – đó là một cơ cấu gia đình đầy đủ.

Những trẻ em sau khi cha mẹ ly hôn, phản ứng tức thời của trẻ là sự hoảng sợ, cảm thấy không phải cha mẹ từ bỏ nhau mà là từ bỏ chính chúng. Mức độ phản ứng này phụ thuộc vào việc đứa trẻ sống trong một gia đình như thế nào. Tiếp theo những phản ứng tức thời là những bất ổn khác xảy ra. trẻ gặp phải rất nhiều khó khăn trong quá trình thích ứng tâm lý – xã hội như: khó khăn trong học tập, khó khăn trong việc thích ứng với hoàn cảnh sống mới, khó khăn trong các mối quan hệ xã hội…

tác hại của việc ly hôn với con cái
tác hại của việc ly hôn với con cái

Nếu như sự thay đổi hoàn cảnh sống sau ly hôn tác động lớn đến trẻ nhỏ thì ở trẻ lớn hơn, khó khăn đối với chúng lại thường xuất hiện trong các mối quan hệ xã hội, đặc biệt là quan hệ bạn bè. Ở các em sinh ra tâm lý mặc cảm, tự ti, ngại tiếp xúc, có xu hướng co mình. Một trong những hậu quả lâu dài mà sự ly dị của cha mẹ để lại cho trẻ trai là xu hướng sử dụng bạo lực trong các mối quan hệ, đặc biệt là quan hệ gia đình sau này. Theo nhiều nghiên cứu cho thấy, nhóm trẻ trai này có tỷ lệ nghiện rượu, nghiện ma túy và có nguy cơ xuất hiện các rối nhiễu tâm lý cao hơn hẳn nhóm trẻ bình thường.

Trước khi ly dị, đứa trẻ càng được yêu thương và chăm sóc đầy đủ bao nhiêu thì khi cha mẹ ly dị chúng càng cảm thấy bị tổn thương và hoảng sợ bấy nhiêu. Có không ít trường hợp, khi ly dị, cha mẹ cố tình lôi kéo con cái về phía mình, lấy con cái làm “bia đỡ đạn” hay xem con cái như một thứ vũ khí để trừng phạt người vợ hoặc người chồng… Vì vậy, khi buộc phải ủng hộ một phía nào đó, con cái cảm thấy như đang phản bội lại cha hoặc mẹ mình. Không ít đứa trẻ rơi vào tình cảnh như vậy đã không có một cơ hội nào trong đời để sửa chữa “lỗi lầm” của mình. Và thế là mặc cảm tội lỗi cứ dằn vặt, ám ảnh, đeo đẳng chúng suốt đời, làm cho tâm hồn chúng không bao giờ được thanh thản trở lại… Tác hại của việc ly hôn đối với con cái là rất lớn và nghiêm trọng.

Những ảnh hưởng mà trẻ phải đối mặt khi cha mẹ ly hôn:

1. Tâm trạng buồn bã kéo dài

2. Tính cách tự ti và nhút nhát

3. Khó tập trung khi học tập

4. Có quan niệm lệch lạc về tình yêu

5. Nguy cơ mắc hội chứng sợ kết hôn

6. Có các hành vi chống đối

7. Bất thường trong quá trình phát triển nhân cách

tac-hai-cua-viec-ly-hon-voi-con-cai

Bố mẹ ly hôn, ly thân, bạo lực và xung đột gia đình được xem là yếu tố thuận lợi gia tăng nguy cơ mắc phải các rối loạn nhân cách như:

  • Rối loạn nhân cách ranh giới
  • Rối loạn nhân cách phụ thuộc
  • Rối loạn nhân cách thể kịch tính
  • Rối loạn nhân cách né tránh

Tuy nhiên, đây chỉ là yếu tố thuận lợi, hoàn toàn không phải là nguyên nhân trực tiếp. Dù vậy, việc quan tâm đến tâm lý của con cái sau khi ly hôn là điều rất cần thiết để giúp con vượt qua bất ổn về tâm lý và lấy lại tinh thần lạc quan, vui vẻ vốn có.

Xem thêm :

Ly hôn có đáng sợ không? Những điều bạn sẽ phải trải qua khi ly hôn

Quyền nuôi con trên 3 tuổi khi ly hôn thuộc về ai? Xem ngay tại đây

Nên làm gì với con khi có bố mẹ quyết định ly hôn?

Trước những quyết định của người lớn, trẻ con cũng chịu những tổn thất tinh thần nhất định. Để giảm thiểu sự tổn thương này cho con, bạn nên:

  • Thẳng thắn nhưng nhẹ nhàng cho con biết tình trạng chia xa của bố mẹ.
  • Hỏi ý kiến của con muốn sống với ai và tuyệt đối tôn trọng quyết định ấy.
  • Người không trực tiếp nuôi dưỡng con nên thường xuyên ghé thăm và chu cấp đầy đủ.
  • Tránh mọi sự biến đổi về sinh hoạt hàng ngày. Hãy để mọi thứ diễn ra bình thường như chưa từng có chuyện gì xảy ra. Dần dần trẻ sẽ quen bầu không khí đó.

Để ý hơn đến những mối quan hệ xã hội của con ở trường và các sân chơi để có sự can thiệp kịp thời trước những hành động/lời lẽ gây tổn thương cho con liên quan đến vấn đề ly hôn của bố mẹ.

Các cặp đôi nên ly hôn trong hòa bình và dành cho nhau sự tôn trọng để tìm ra cách giáo dục, quan tâm con cái đúng đắn. Trong trường hợp này, con trẻ khi lớn lên hầu như không gặp phải bất cứ vấn đề tâm lý nào mà ngược lại còn hiểu hơn về ý nghĩa thực sự của hôn nhân và tầm quan trọng của việc tôn trọng, thấu hiểu trong một mối quan hệ.

Ly hôn đôi khi là giải pháp tốt nhất cho một cuộc hôn nhân không hạnh phúc. Tuy nhiên, các cặp đôi cần hiểu được Tác hại của việc ly hôn đối với con cái như thế nào? Để từ đó lựa chọn thời điểm ly dị phù hợp và biết cách giúp con vượt qua tổn thương tâm lý. Nếu cần thiết, nên xem xét cho trẻ tham vấn tâm lý để đối mặt với việc bố mẹ không thể chung sống cùng nhau trong tương lai.

Hôn nhân là một trong những vấn đề hệ trọng nhất của một đời người. Trong đó, con cái chính là một trong những điều quan trọng nhất của cả cuộc đời bố mẹ. Với những thông tin trên, dichvulyhon.com hi vọng bạn sẽ thận trọng và cân nhắc hơn mỗi khi trong đầu nảy ra hai chữ “ly dị”, bạn nhé!
Bài viết liên quan

09 69 60 30 30

Contact Me on Zalo