Có được ủy quyền để làm thủ tục ly hôn theo quy định pháp luật

Có được ủy quyền để làm thủ tục ly hôn theo quy định pháp luật hiện hành? Qua bài viết này dichvulyhon.com sẽ cung cấp đến các bạn những thông tin chuẩn xác nhất, bảo vệ quyền lợi khách hàng tốt nhất. Xin mời các bạn tham khảo !

Có được ủy quyền để làm thủ tục ly hôn

Trong cuộc sống, có rất nhiều tình huống, vì lý do nào đó, đương sự không thể trực tiếp tham gia giải quyết vụ việc nên phải ủy quyền lại cho người khác. Vậy trong vụ án ly hôn, đương sự có  thể ủy quyền cho người khác thay mình thực hiện các thủ tục ly hôn hay không?
1.Cơ sở pháp lý trong vụ án ly hôn
– Luật hôn nhân và gia đình 2014
– Bộ luật tố tụng dân sự 2015
2. Giải quyết vấn đề

Uỷ quyền là gì?

Pháp luật không có quy định định nghĩa và giải thích cụ thể ủy quyền là gì?  Tuy nhiên Điều 562 Bộ luật dân sự 2015 quy đinh về Hợp đồng ủy quyền là: “Hợp đồng ủy quyền là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên được ủy quyền có nghĩa vụ thực hiện công việc nhân danh bên ủy quyền, bên ủy quyền chỉ phải trả thù lao nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.”
Căn cứ quy định của Bộ luật dân sự ta có định nghĩa ủy quyền là  sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên được ủy quyền có nghĩa vụ thực hiện công việc nhân danh bên ủy quyền, bên ủy quyền chỉ phải trả thù lao nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.
ủy quyền là gi

Một số trường hợp không được ủy quyền

Theo quy định của pháp luật những trường hợp sau không được ủy quyền:

  • Đăng ký kết hôn (khoản 1 Điều 18 Luật Hộ tịch 2014)
  • Ly hôn. Đối với việc ly hôn, đương sự không được ủy quyền cho người khác thay mặt mình tham gia tố tụng. Trường hợp cha, mẹ, người thân thích khác yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn theo quy định tại khoản 2 Điều 51 của Luật Hôn nhân và Gia đình thì họ là người đại diện (Khoản 4 Điều 85 Bộ luật tố tụng dân sự 2015).
  • Công chứng di chúc của mình (Điều 56 Luật Công chứng 2014).
  • Gửi tiền tiết kiệm tại các tổ chức tín dụng. (Điểm a, khoản 1, Điều 8 Quy chế về tiền tiết kiệm ban hành kèm theo Quyết định 1160/2004/QĐ-NHNN)
  • Quyền, lợi ích đối lập với người ủy quyền tại cùng vụ việc. Người được ủy quyền cũng là đương sự trong cùng một vụ việc với người ủy quyền mà quyền, lợi ích hợp pháp của người được ủy quyền đối lập với quyền, lợi ích của người ủy quyền (Điểm a Khoản 1 Điều 87 Bộ luật tố tụng dân sự 2015).
  • Đang được ủy quyền bởi một đương sự khác trong cùng vụ việc có quyền, lợi ích đối lập với người sẽ ủy quyền. Nếu người được ủy quyền đang là đại diện theo pháp luật trong tố tụng dân sự cho đương sự khác mà quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự đó đối lập với quyền, lợi ích hợp pháp của người được đại diện trong cùng một vụ việc (Điểm b khoản 1 Điều 87 Bộ luật tố tụng dân sự 2015) v.v

Thời hạn ủy quyền

Căn cứ theo Điều 563 Bộ luật dân sự 2015 thì thời hạn ủy quyền do hai bên thỏa thuận hoặc do pháp luật định. Trong trường hợp hai bên không thỏa thuận hoặc pháp luật không có quy định thì thời hạn là một năm kể từ ngày xác lập ủy quyền.

“Thời hạn ủy quyền do các bên thỏa thuận hoặc do pháp luật quy định; nếu không có thỏa thuận và pháp luật không có quy định thì hợp đồng ủy quyền có hiệu lực 01 năm, kể từ ngày xác lập việc ủy quyền.”

Tuy nhiên, nếu hai bên có thỏa thuận về thời hạn ủy quyền nhưng trong một số trường hợp thì thời hạn này có thể kết thúc khác so với thỏa thuận.

Uỷ quyền tham gia tố tụng dân sự

Trong vụ án dân sự,  người đại diện theo ủy quyền  là người ủy quyền cho đương sự tham gia tố tụng dân sự, người đại diện theo ủy quyền theo quy định của Bộ luật dân sự là người đại diện theo ủy quyền trong tố tụng dân sự.
Đương sự có thể ủy quyền cho người khác thay mình làm thủ tục ly hôn hay không?
Thứ nhất về quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn
ỦY QUYỀN LY HÔN CÓ ĐƯỢC KHÔNG
ủy quyền để làm thủ tục ly hôn
Điều 51 Luật hôn nhân gia đình 2014 quy định về người có quyền yêu cầu ly hôn như sau:
“1. Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn.
2. Cha, mẹ, người thân thích khác có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn khi một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ.“
Về quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn, Luật hôn nhân và gia đình 2014 chỉ quy định những người sau đây được quyền yêu cầu ly hôn là:
-Vợ hoặc chồng yêu cầu giải quyết ly hôn trong trường hợp đơn phương ly hôn theo yêu cầu của một bên.
– Vợ chồng cùng yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn trong trường hợp thuận tình ly hôn, ly hôn theo yêu cầu của cả hai vợ chồng
– Cha, mẹ hoặc người thân thích khác (là người có quan hệ hôn nhân, nuôi dưỡng, người có cùng dòng máu về trực hệ và người có họ trong phạm vi ba đời) yêu cầu ly hôn trong trường hợp vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ.
Luật hôn nhân và gia đình 2014 không quy định về trường hợp có thể ủy quyền từ người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn ủy quyền cho người khác thay mình yêu cầu ly hôn.
Thêm vào đó, Khoản 4 Điều 85 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định: “Người đại diện theo ủy quyền theo quy định của Bộ luật dân sự là người đại diện theo ủy quyền trong tố tụng dân sự.
uy-quyen-de-lam-thu-tuc-ly-hon
Có được ủy quyền để làm thủ tục ly hôn không
Đối với việc ly hôn, đương sự không được ủy quyền cho người khác thay mặt mình tham gia tố tụng. Trường hợp cha, mẹ, người thân thích khác yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn theo quy định tại khoản 2 Điều 51 của Luật hôn nhân và gia đình thì họ là người đại diện.”
Căn cứ theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình 2014 và Bộ luật tố tụng dân sự 2015 thì đối với việc ly hôn, đương sự phải tự mình tham gia tố tụng mà không thể ủy quyền cho người khác thay mặt mình tham gia tố tụng. Bởi lẽ, ly hôn là quyền nhân thân của cá nhân, mà theo quy định tại Điều 25 Bộ luật dân sự 2015 thì quyền nhân thân không được chuyển giao cho người khác  “Quyền nhân thân được quy định trong Bộ luật này là quyền dân sự gắn liền với mỗi cá nhân, không thể chuyển giao cho người khác, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác.” Khác với vụ việc liên quan đến đất đai, giao dịch dân sự,…. người đại diện theo ủy quyền có thể thay mặt trình bày các vấn đề liên quan, còn vơi ly hôn, mong muốn, thái độ, tình cảm của mỗi người trong cuộc hôn nhân là yếu tố quyết định để Tòa án xét xử ly hôn.
Việc ly hôn không thể ủy quyền cho người khác tham gia ly hôn thay mình, nhưng nếu một bên là vợ hay chồng mất năng lực hành vi dân sự, chồng hoặc vợ hay bạo lực thì người đại diệc hoặc người thân thích có thể đứng ra làm thủ tục ly hôn nhưng cần phải chứng minh được họ quyền đứng ra làm thủ tục ly hôn.
Như vậy, việc “tham gia tố tụng” trong việc ly hôn không thể ủy quyền cho người khác được, do đó  muốn giải quyết ly hôn đương sự buộc phải đến Tòa án để giải quyết ly hôn.

Công ty tư vấn pháp luật hôn nhân & gia đình tại Hà Nội

Trên đây là một số thông tin chúng tôi đưa ra, quý vị tham khảo để giải đáp thắc mắc của mình! Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác quý vị vui lòng liên hệ đến Công ty luật TNHH  Hoàng Phú hoặc gọi đến Hotline/ Zalo : 0969 603 030 chúng tôi sẽ giải đáp mọi vấn đề của quý khách hàng.
Các dịch vụ của hãng chúng toi :
– Tư vấn thủ tục ly hôn nhanh (ly hôn đơn phương, ly hôn thuận tình.
– Tư vấn về vấn đề ủy quyền để làm thủ tục ly hôn?
– Hỗ trợ đơn từ đối với trường hợp ly hôn
– Dịch vụ luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự trong vụ án ly hôn.
– Tư vấn giành quyền nuôi con
– Tư vấn phân chia tài sản
Văn phòng luật sư :  Phòng 501 – Tầng 05 – Số 276 đường Láng – Quận Đống Đa – Thành phố Hà Nội
Bài viết liên quan

09 69 60 30 30

Contact Me on Zalo