Ly hôn để trốn nợ, giải quyết thế nào?

Theo Điều 116 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định: “Giao dịch dân sự là hợp đồng hoặc hành vi pháp lý đơn phương làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự”. Do đó, theo nội dung bạn trình bày không nêu rõ căn cứ vay tiền bằng hình thức cho vay bằng miệng hay vay bằng hợp đồng.

Tuy nhiên, tại khoản 1 Điều 119 Bộ luật Dân sự 2015 quy định: “Giao dịch dân sự được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể. Giao dịch dân sự thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử được coi là giao dịch bằng văn bản”.

Như vậy, việc bạn cho vợ chồng của bạn của bạn vay tiền chỉ cần thỏa mãn các điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự theo Điều 117 Bộ luật Dân sự năm 2015.

Tại Điều 463 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định: “Hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định”. Vì vậy, khi đến hạn trả thì vợ chồng của bạn của bạn phải có nghĩa vụ trả lại số tiền đã vay cho bạn theo đúng quy định tại khoản 1 Điều 466 Bộ luật Dân sự năm 2015.

vo-muon-ly-hon-de-tron-nghia-vu-tra-no-chung

Mặc dù, vợ chồng của bạn của bạn đã ly hôn và khi bạn đòi anh chồng thì được nói là vợ là người chủ động đứng ra vay nên anh chồng không có liên quan, tiếp đó bạn đến gặp vợ thì người vợ nói đã giao hết tài sản cho chồng nhưng không đồng nghĩa với việc chỉ có một trong hai người mới có nghĩa vụ trả nợ. Pháp luật Việt Nam không có quy định nào, định nghĩa sau khi ly hôn thì cả hay vợ chồng sẽ không có chung nghĩa vụ trả nợ. Do đó, dù đã ly hôn nhưng cả hai vợ chồng vẫn phải có trách nhiệm liên đới trả nợ cho bạn.

Tại Điều 27 Luật Hôn nhân gia đình năm 2014 quy định: “Vợ hoặc chồng phải chịu trách nhiệm liên đới đối với giao dịch dân sự hợp pháp do một trong hai người thực hiện nhằm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt thiết yếu của gia đình”. Do đó, nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch do vợ chồng xác lập nhằm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt thiết yếu của gia đình thì vợ chồng cùng phải chịu trách nhiệm trả nợ cho bạn mặc dù đã ly hôn theo quy định tại khoản 1 Điều 37 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014. Trừ trường hợp, trong quá trình giải quyết ly hôn tại Tòa án các bên đã thống nhất về việc trả nợ chung của vợ chồng và được ghi nhận rõ về nghĩa vụ trả nợ do vợ hoặc chồng thực hiện tại quyết định/bản án của Tòa án theo quy định của pháp luật.

Như vậy, nếu Tòa án chưa giải quyết mà vợ chồng không đồng ý trả lại số tiền đã vay thì bạn có thể làm đơn khởi kiện yêu cầu Tòa án nhân dân nơi một trong hai người vợ hoặc chồng đang cư trú để giải quyết buộc cả hai vợ chồng phải có nghĩa vụ trả lại cho bạn số tiền đã vay theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự.

Trên đây là nội dung tư vấn dựa trên những thông tin mà luật sư đã nhận được. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan, vui lòng liên hệ 19006192 để được hỗ trợ kịp thời. Xin cảm ơn!

Quý khách có bất kỳ vấn đề nào cần tư vấn, hãy đặt câu hỏi cho các luật sư để được tư vấn một cách nhanh chóng nhất!

Xem thêm :

Cách xử lý chồng ngoại tình : Bình tĩnh & bản lĩnh nhé

Top các công việc phù hợp với phụ nữ sau ly hôn

Nên làm gì khi có một người chồng nghiện rượu???

Bài viết liên quan

09 69 60 30 30

Contact Me on Zalo