Từ chối cấp dưỡng nuôi con sau khi ly hôn bị xử phạt như thế nào?

Câu hỏi tình huống : Tôi là Thanh (38 tuổi – Hà Nội). Đã thuận tình ly hôn với chồng được gần 2 năm. Sau khi ly hôn, con gái ở cùng tôi. Theo quyết định ly hôn, chồng tôi phải cấp dưỡng nuôi con 5 triệu đồng/tháng đến khi cháu 18 tuổi, nhưng sau hơn 1 năm thì chồng cũ không chịu cấp dưỡng nuôi con nữa. Xin hỏi, trường hợp này có bị xử phạt không?

Từ chối cấp dưỡng nuôi con sau khi ly hôn có bị phạt không?

cap-duong-nuoi-con
Nghia vu cap duong nuoi con sau ly hon, cap duong cho con sau ly hon, tien cap duong nuoi con sau ly hon

Công ty Luật Hoàng Phú xin tư vấn cho bạn như sau :

Điều 82 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 quy định về nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn như sau:

1. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ tôn trọng quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi.

2. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.

3. Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở.

Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người đó.

Điều 57 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; phòng, chống bạo lực gia đình quy định về vi phạm quy định về chăm sóc, nuôi dưỡng, cấp dưỡng như sau:

1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng giữa vợ và chồng sau khi ly hôn; từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ nuôi dưỡng giữa anh, chị, em với nhau, giữa ông bà nội, ông bà ngoại và cháu theo quy định của pháp luật;

b) Từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng, nuôi dưỡng cha, mẹ; nghĩa vụ cấp dưỡng, chăm sóc con sau khi ly hôn theo quy định của pháp luật.

2. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc thực hiện nghĩa vụ đóng góp, nuôi dưỡng theo quy định đối với các hành vi quy định tại khoản 1 Điều này.

Trường hợp, chồng bạn từ chối thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng sẽ bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng và buộc thực hiện nghĩa vụ đóng góp, nuôi dưỡng theo quy định.

Phải làm gì khi chồng không cấp dưỡng nuôi con sau ly hôn

Theo quy định tại Điều 30 Luật thi hành án dân sự 2008, sửa đổi bổ sung 2014, người được thi hành án có quyền làm đơn yêu cầu thi hành án để yêu cầu cơ quan thi hành án có thẩm quyền ra quyết định thi hành án. Do con bạn – người được thi hành án còn nhỏ, dưới 18 tuổi và bạn là mẹ – người đại diện theo pháp luật của con, nên bạn cần làm đơn yêu cầu thi hành án gửi đến Chi cục thi hành án nơi Tòa án xét xử sơ thẩm vụ án của bạn để bản án ly hôn của Tòa nhanh chóng được thi hành.

Hồ sơ đề nghị yêu cầu thi hành án cấp dưỡng nuôi con bao gồm :

– Đơn yêu cầu thi hành án (theo mẫu); Xem : Mẫu đơn yêu cầu cấp dưỡng cho con sau khi ly hôn

– Bản án quyết định của Tòa án về việc ly hôn có ghi nhận về cấp dưỡng;

– Bản sao chứng minh thư, sổ hộ khẩu của cả hai bên (có công chứng hoặc chứng thực);

– Bản sao giấy khai sinh của con (có công chứng hoặc chứng thực);

– Các giấy tờ cần thiết chứng minh được điều kiện thi hành án của người phải thi hành án (nếu có).

Sau khi cơ quan thi hành án ra quyết định thi hành án, người phải thi hành án tự nguyện thi hành án trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày người phải thi hành án nhận được hoặc được thông báo hợp lệ quyết định thi hành án.

Nếu hết thời hạn trên, mà người phải thi hành án – cha của con bạn không tự nguyện thi hành thì bị cưỡng chế thi hành theo quy định tại Điều 46 Luật thi hành án dân sự 2008, sửa đổi bổ sung 2014. Biện pháp cưỡng chế thi hành án được áp dụng là trừ vào thu nhập của người phải thi hành án theo quy định tại Điều 78 Luật thi hành án dân sự.

Cụ thể, Chấp hành viên ra quyết định trừ vào thu nhập của người phải thi hành án. Mức cao nhất được trừ vào tiền lương, tiền công, tiền lương hưu, tiền trợ cấp mất sức lao động là 30% tổng số tiền được nhận hàng tháng, trừ trường hợp đương sự có thỏa thuận khác. Đối với thu nhập khác thì mức khấu trừ căn cứ vào thu nhập thực tế của người phải thi hành án, nhưng phải đảm bảo điều kiện sinh hoạt tối thiểu của người đó và người được nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật.

Bạn cũng cần lưu ý về thời hiệu yêu cầu thi hành án, bởi nếu quá thời hạn này thì bạn sẽ không còn quyền yêu cầu thi hành án cấp dưỡng. Cụ thể pháp luật quy định, thời hiệu yêu cầu thi hành án là 05 năm, kể từ ngày bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật. Trường hợp của bạn, Bản án có hiệu lực pháp luật từ ngày 15/10/2021 nên thời hiệu bạn có thể yêu cầu thi hành án là đến ngày 15/10/2026.

Cre : dichvulyhon.com

Bài viết liên quan

09 69 60 30 30

Contact Me on Zalo