TTLT hướng dẫn thi hành Luật Hôn nhân và Gia đình

TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO – VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỐI CAO – BỘ TƯ PHÁP
——-
Số: 01/2016/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
————–Hà Nội, ngày 06 tháng 01 năm 2016

THÔNG TƯ LIÊN TỊCH

HƯỚNG DẪN THI HÀNH MỘT SỐ QUY ĐỊNH CỦA LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH

Căn cứ Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật s 17/2008/QH12;

Căn cứ Luật hôn nhân và gia đình s 52/2014/QH13;

Căn cứ Luật tổ chức Tòa án nhân dân s 62/2014/QH13;

Căn cứ Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân số 63/2014/QH13;

Căn cứ Nghị định số 22/2013/NĐ-CP ngày 13 tháng 3 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tư pháp;

Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân ti cao, Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành Thông tư liên tịch hướng dẫn thhành một số quy định của Luật hôn nhân và gia đình số 52/2014/QH13 (sau đây viết tắt là Luật hôn nhân và gia đình) như sau:

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Thông tư liên tịch này hướng dẫn thi hành quy định về xử lý việc kết hôn trái pháp luật, thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng bị vô hiệu và nguyên tắc giải quyết tài sản của vợ chồng khi ly hôn tại các điều 11, 50 và 59 của Luật hôn nhân và gia đình.

Điều 2. Căn cứ hủy việc kết hôn trái pháp luật
Khi giải quyết yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật, Tòa án phải căn cứ vào điều kiện kết hôn quy định tại Điều 8 của Luật hôn nhân và gia đình để xem xét, quyết định xử lý việc kết hôn trái pháp luật và lưu ý một số điểm như sau:

  1. “Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên” quy định tại điểm a khoản 1 Điều 8 của Luật hôn nhân và gia đình là trường hợp nam đã đủ hai mươi tuổi, nữ đã đủ mười tám tuổi trở lên và được xác định theo ngày, tháng, năm sinh.
    Trường hợp không xác định được ngày sinh, tháng sinh thì thực hiện như sau:
  2. a) Nếu xác định được năm sinh nhưng không xác định được tháng sinh thì tháng sinh được xác định là tháng một của năm sinh;
  3. b) Nếu xác định được năm sinh, tháng sinh nhưng không xác định được ngày sinh thì ngày sinh được xác định là ngày mùng một của tháng sinh.
    Ví dụ: Chị B sinh ngày 10-01-1997, đến ngày 08-01-2015 chị B đăng ký kết hôn với anh A tại Ủy ban nhân dân xã X. Tại thời điểm đăng ký kết hôn chị B chưa đủ 18 tuổi (ngày chị B đủ 18 tuổi là ngày 10-01-2015), như vậy, theo quy định tại khoản 1 Điều 9 của Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 thì chị B đã đủ tuổi kết hôn, tuy nhiên vì ngày chị B đăng ký kết hôn Luật hôn nhân và gia đình đã có hiệu lực (ngày 01-01-2015) nên chị B đã vi phạm điều kiện về tuổi kết hôn quy định tại điểm a khoản 1 Điều 8 của Luật hôn nhân và gia đình.
  4. “Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định” quy định tại điểm b khoản 1 Điều 8 của Luật hôn nhân và gia đình là trường hợp nam nữ xác lập quan hệ vợ chồng với nhau hoàn toàn tự do theo ý chí của họ.
  5. “Lừa dối kết hôn” quy định tại điểm b khoản 2 Điều 5 của Luật hôn nhân và gia đình là hành vi cố ý của một bên hoặc của người thứ ba nhằm làm cho bên kia hiểu sai lệch và dẫn đến việc đồng ý kết hôn; nếu không có hành vi này thì bên bị lừa dối đã không đồng ý kết hôn.
  6. “Người đang có vợ hoặc có chồng” quy định tại điểm c khoản 2 Điều 5 của Luật hôn nhân và gia đình là người thuộc một trong các trường hợp sau đây:
  7. a) Người đã kết hôn với người khác theo đúng quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình nhưng chưa ly hôn hoặc không có sự kiện vợ (chồng) của họ chết hoặc vợ (chồng) của họ không bị tuyên bố là đã chết;
  8. b) Người xác lập quan hệ vợ chồng với người khác trước ngày 03-01-1987 mà chưa đăng ký kết hôn và chưa ly hôn hoặc không có sự kiện vợ (chồng) của họ chết hoặc vợ (chồng) của họ không bị tuyên bố là đã chết;
  9. c) Người đã kết hôn với người khác vi phạm điều kiện kết hôn theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình nhưng đã được Tòa án công nhận quan hệ hôn nhân bằng bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật và chưa ly hôn hoặc không có sự kiện vợ (chồng) của họ chết hoặc vợ (chồng) của họ không bị tuyên bố là đã chết.
  10. Việc xác định thời điểm “cả hai bên kết hôn đã có đủ các điều kiện kết hôn” quy định tại khoản 2 Điều 11 của Luật hôn nhân và gia đình phải căn cứ vào các quy định của pháp luật. Tòa án yêu cầu đương sự xác định và cung cấp các tài liệu, chứng cứ để xác định thời điểm cả hai bên kết hôn đã có đủ các điều kiện kết hôn theo quy định tại Điều 8 của Luật hôn nhân và gia đình.
    Ví dụ 1: Trường hợp kết hôn khi một bên bị cưỡng ép kết hôn hoặc bị lừa dối kết hôn là vi phạm điều kiện kết hôn quy định tại điểm d khoản 1 Điều 8 của Luật hôn nhân và gia đình. Tuy nhiên, nếu sau khi bị cưỡng ép kết hôn hoặc bị lừa dối kết hôn mà bên bị cưỡng ép kết hôn, bị lừa dối kết hôn đã biết nhưng đã thông cảm, tiếp tục chung sống hòa thuận thì thời điểm đủ điều kiện kết hôn là thời điểm đương sự biết mình bị cưỡng ép, bị lừa dối kết hôn nhưng vẫn tiếp tục sống chung như vợ chồng.
    Ví dụ 2: Ngày 15-01-2005, chị B kết hôn với anh A. Đến ngày 15-01-2010, chị B lại kết hôn với anh C. Ngày 25-01-2012, Tòa án có quyết định tuyên bố anh A chết. Ngày 12-6-2015, Tòa án mở phiên họp giải quyết yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật giữa chị B và anh C. Tại phiên họp, chị B và anh C đều yêu cầu công nhận quan hệ hôn nhân thì chị B và anh C phải cung cấp Quyết định của Tòa án tuyên bố anh A đã chết để xác định thời điểm chị B và anh C đủ điều kiện kết hôn. Trong trường hợp này, thời điểm chị B và anh C có đủ điều kiện kết hôn là thời điểm mà Tòa án xác định anh A chết được ghi trong quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật.

Điều 3. Thụ lý, giải quyết đơn yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật

  1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân quy định tại Điều 10 của Luật hôn nhân và gia đình có quyền yêu cầu Tòa án hủy việc kết hôn trái pháp luật. Kèm theo đơn yêu cầu, người yêu cầu phải nộp Giấy chứng nhận kết hôn đối với cá nhân quy định tại khoản 1 Điều 10 của Luật hôn nhân và gia đình hoặc giấy tờ, tài liệu khác chứng minh đã đăng ký kết hôn; tài liệu, chứng cứ chứng minh việc kết hôn vi phạm điều kiện kết hôn quy định tại Điều 8 của Luật hôn nhân và gia đình.
    Trường hợp vợ chồng có đăng ký kết hôn nhưng không cung cấp được Giấy chứng nhận kết hôn do bị thất lạc thì phải có xác nhận của Ủy ban nhân dân đã cấp Giấy chứng nhận kết hôn.
  2. Tòa án thụ lý, giải quyết yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật theo quy định tại khoản 6 Điều 3 và Điều 11 của Luật hôn nhân và gia đình khi việc kết hôn đó đã được đăng ký tại đúng cơ quan có thẩm quyền. Cơ quan có thẩm quyền đăng ký kết hôn được xác định theo quy định của pháp luật về hộ tịch, pháp luật về hôn nhân và gia đình.
    Trường hợp nam, nữ đăng ký kết hôn tại đúng cơ quan có thẩm quyền đăng ký kết hôn mà yêu cầu Tòa án hủy việc kết hôn trái pháp luật thì thực hiện theo hướng dẫn tại Điều 4 của Thông tư liên tịch này.
    Trường hợp việc kết hôn được đăng ký tại không đúng cơ quan có thẩm quyền hoặc trường hợp nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng nhưng không có đăng ký kết hôn mà có yêu cầu Tòa án giải quyết thì thực hiện theo hướng dẫn tại khoản 3 và khoản 4 Điều này.
  3. Trường hợp nam, nữ có đăng ký kết hôn nhưng việc kết hôn đăng ký tại không đúng cơ quan có thẩm quyền (không phân biệt có vi phạm điều kiện kết hôn hay không) mà có yêu cầu Tòa án hủy việc kết hôn trái pháp luật hoặc yêu cầu ly hôn thì Tòa án áp dụng Điều 9 của Luật hôn nhân và gia đình tuyên bố không công nhận quan hệ hôn nhân giữa họ đồng thời hủy Giấy chứng nhận kết hôn và thông báo cho cơ quan hộ tịch đã đăng ký kết hôn để xử lý theo quy định tại Điều 13 của Luật hôn nhân và gia đình. Nếu có yêu cầu Tòa án giải quyết về quyền, nghĩa vụ đối với con; tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng giữa các bên thì giải quyết theo quy định tại Điều 15 và Điều 16 của Luật hôn nhân và gia đình.
  4. Trường hợp nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không có đăng ký kết hôn (không phân biệt có vi phạm điều kiện kết hôn hay không) và có yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật hoặc yêu cầu ly hôn thì Tòa án thụ lý, giải quyết và áp dụng Điều 9 và Điều 14 của Luật hôn nhân và gia đình tuyên bố không công nhận quan hệ hôn nhân giữa họ. Nếu có yêu cầu Tòa án giải quyết về quyền, nghĩa vụ của cha, mẹ, con; quan hệ tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng giữa các bên thì giải quyết theo quy định tại Điều 15 và Điều 16 của Luật hôn nhân và gia đình.

Điều 4. Xử lý yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật

  1. Khi xem xét, giải quyết yêu cầu có liên quan đến việc hủy kết hôn trái pháp luật, Tòa án phải căn cứ vào yêu cầu của đương sự và điều kiện kết hôn, điều kiện công nhận quan hệ hôn nhân quy định tại Điều 8 và Điều 11 của Luật hôn nhân và gia đình để quyết định.
  2. Trường hợp tại thời điểm kết hôn, hai bên kết hôn không có đủ điều kiện kết hôn nhưng sau đó có đủ điều kiện kết hôn quy định tại Điều 8 của Luật hôn nhân và gia đình thì Tòa án xử lý như sau:
  3. a) Nếu hai bên kết hôn cùng yêu cầu Tòa án công nhận quan hệ hôn nhân thì Tòa án quyết định công nhận quan hệ hôn nhân đó kể từ thời điểm các bên kết hôn có đủ điều kiện kết hôn.
    Ví dụ 1: Anh A sinh ngày 25-01-1996, chị B sinh ngày 10-01-1995. Ngày 08-01-2015, anh A và chị B đăng ký kết hôn. Ngày 25-9-2016, Tòa án mở phiên họp giải quyết yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật. Tại phiên họp, anh A và chị B đều yêu cầu công nhận quan hệ hôn nhân, nếu xét thấy đã đủ các điều kiện kết hôn khác thì Tòa án xem xét công nhận quan hệ hôn nhân của anh A và chị B kể từ thời điểm cả anh A và chị B đủ tuổi kết hôn, tức là kể từ ngày 25-01-2016.
    Ví dụ 2: Anh A và chị B đăng ký kết hôn hợp pháp ngày 05-7-2009 và chưa ly hôn. Ngày 10-5-2012, anh A lại kết hôn với chị C. Ngày 12-6-2014, chị B chết. Ngày 15-5-2015, Tòa án mở phiên họp giải quyết yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật giữa anh A và chị C. Tại phiên họp, anh A và chị C đều yêu cầu công nhận quan hệ hôn nhân, nếu xét thấy đã đủ các điều kiện kết hôn khác thì Tòa án xem xét công nhận quan hệ hôn nhân của anh A và chị C kể từ thời điểm chị B chết, tức là ngày 12-6-2014.
    Ví dụ 3: Ngày 27-5-2009, chị A bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự. Ngày 30-9-2009, chị A kết hôn với anh B. Ngày 12-8-2012, Tòa án quyết định hủy bỏ quyết định tuyên bố chị A mất năng lực hành vi dân sự. Ngày 12-02-2015, Tòa án mở phiên họp giải quyết yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật. Tại phiên họp, chị A và anh B đều yêu cầu công nhận quan hệ hôn nhân, nếu xét thấy đã đủ các điều kiện kết hôn khác thì Tòa án xem xét công nhận quan hệ hôn nhân của chị A và anh B kể từ thời điểm chị A không còn bị mất năng lực hành vi dân sự theo quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật.
  4. b) Nếu một hoặc hai bên yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật hoặc có một bên yêu cầu công nhận quan hệ hôn nhân hoặc có một bên yêu cầu ly hôn còn bên kia không có yêu cầu thì Tòa án quyết định hủy việc kết hôn trái pháp luật. Trường hợp có đơn khởi kiện, đơn yêu cầu Tòa án giải quyết thì quyền, nghĩa vụ của cha, mẹ, con; quan hệ tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng giữa các bên từ thời điểm kết hôn đến thời điểm hủy việc kết hôn trái pháp luật được giải quyết theo quy định tại Điều 12 của Luật hôn nhân và gia đình.
  5. c) Trường hợp hai bên cùng yêu cầu Tòa án cho ly hôn hoặc có một bên yêu cầu ly hôn còn bên kia yêu cầu công nhận quan hệ hôn nhân thì Tòa án giải quyết cho ly hôn. Trường hợp này, quyền, nghĩa vụ của cha, mẹ, con từ thời điểm kết hôn đến thời điểm ly hôn được giải quyết theo quy định về quyền, nghĩa vụ của cha, mẹ, con khi ly hôn; quan hệ tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng giữa các bên từ thời điểm kết hôn đến trước thời điểm đủ điều kiện kết hôn được giải quyết theo quy định tại Điều 16 của Luật hôn nhân và gia đình; quan hệ tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng giữa các bên từ thời điểm đủ điều kiện kết hôn đến thời điểm ly hôn được giải quyết theo quy định tại Điều 59 của Luật hôn nhân và gia đình.
  6. Trường hợp hai bên đã đăng ký kết hôn nhưng tại thời điểm Tòa án giải quyết hai bên kết hôn vẫn không có đủ các điều kiện kết hôn quy định tại Điều 8 của Luật hôn nhân và gia đình thì thực hiện như sau:
  7. a) Nếu có yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật thì Tòa án quyết định hủy việc kết hôn trái pháp luật;
  8. b) Nếu một hoặc cả hai bên yêu cầu ly hôn hoặc yêu cầu công nhận quan hệ hôn nhân thì Tòa án bác yêu cầu của họ và quyết định hủy việc kết hôn trái pháp luật.
    Trường hợp quyết định theo hướng dẫn tại điểm a và điểm b khoản này thì Tòa án áp dụng quy định tại Điều 12 của Luật hôn nhân và gia đình để giải quyết hậu quả pháp lý của việc hủy kết hôn trái pháp luật.
  9. Khi xử lý yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật, Tòa án phải căn cứ vào quy định của pháp luật hôn nhân và gia đình có hiệu lực tại thời điểm xác lập quan hệ hôn nhân để xác định việc kết hôn có trái pháp luật hay không. Trình tự, thủ tục giải quyết yêu cầu xử lý việc kết hôn trái pháp luật được thực hiện theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình và pháp luật tố tụng dân sự có hiệu lực tại thời điểm giải quyết. Đối với yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật thuộc trường hợp cán bộ và bộ đội miền Nam tập kết ra miền Bắc từ năm 1954, đã có vợ, có chồng ở miền Nam mà lấy vợ, lấy chồng ở miền Bắc thì vẫn xử lý theo Thông tư số 60/TATC ngày 22-02-1978 của Tòa án nhân dân tối cao “Hướng dẫn giải quyết các trường hợp cán bộ, bộ đội trong Nam tập kết ra Bắc mà lấy vợ, lấy chồng khác”.

Điều 5. Thủ tục xem xét thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng bị vô hiệu

  1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân sau đây, theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng bị vô hiệu do thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 50 của Luật hôn nhân và gia đình:
  2. a) Vợ, chồng hoặc vợ chồng đã thỏa thuận về chế độ tài sản;
  3. b) Người bị xâm phạm, người giám hộ của người bị xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp do có thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng.
  4. Trình tự, thủ tục giải quyết yêu cầu Tòa án tuyên bố thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng bị vô hiệu được thực hiện theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự.
  5. Trường hợp Tòa án đang giải quyết vụ việc dân sự có liên quan đến nội dung thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng mà có yêu cầu Tòa án xem xét thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng vô hiệu thì Tòa án phải xem xét, quyết định nội dung thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng liên quan đến tài sản tranh chấp có bị vô hiệu hay không. Trường hợp thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng bị vô hiệu một phần hoặc toàn bộ thì Tòa án phải tuyên thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng vô hiệu một phần hoặc toàn bộ trong bản án, quyết định để làm cơ sở giải quyết quyền, nghĩa vụ của các bên.
    Ví dụ: Anh A và chị B trước khi kết hôn có lập văn bản thỏa thuận xác lập chế độ tài sản của vợ chồng, trong văn bản xác định quyền sử dụng đất là tài sản riêng của anh A trước khi kết hôn (trên thực tế đã thế chấp cho Ngân hàng C) sẽ là tài sản chung của vợ chồng sau khi kết hôn. Do đến hạn anh A không trả được nợ nên Ngân hàng C yêu cầu xử lý tài sản bảo đảm là quyền sử dụng đất nhưng anh A không đồng ý và cho rằng đây là tài sản chung của vợ chồng mà không phải tài sản riêng của anh. Ngân hàng C đã khởi kiện ra Tòa án yêu cầu anh A trả nợ, yêu cầu hủy văn bản thỏa thuận chế độ tài sản của vợ chồng anh A và yêu cầu xử lý tài sản thế chấp là quyền sử dụng đất của anh A. Trường hợp này Tòa án phải xác định thỏa thuận xác lập chế độ tài sản của vợ chồng anh A bị vô hiệu vì vi phạm nghiêm trọng quyền của ngân hàng C đối với tài sản đã được anh A thế chấp.

Điều 6. Xác định thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng vô hiệu

1 – Thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng có thể bị Tòa án tuyên bố vô hiệu toàn bộ hoặc vô hiệu một phần.

2 – a) Trường hợp thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng bị Tòa án tuyên bố vô hiệu toàn bộ thì chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định được áp dụng.

2 – b) Trường hợp thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng bị tuyên bố vô hiệu một phần thì các nội dung không bị vô hiệu vẫn được áp dụng; đối với phần nội dung bị vô hiệu thì các quy định tương ứng về chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định được áp dụng.

3- Tòa án quyết định tuyên bố thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng bị vô hiệu khi thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 50 của Luật hôn nhân và gia đình và lưu ý một số trường hợp sau đây:

4- a) Thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng bị vô hiệu do vi phạm quyền được bảo đảm chỗ ở của vợ, chồng quy định tại Điều 31 và điểm b khoản 1 Điều 50 của Luật hôn nhân và gia đình là trường hợp thỏa thuận đó cho phép một bên được quyền định đoạt nhà ở là nơi ở duy nhất của vợ chồng dẫn đến vợ, chồng không có chỗ ở hoặc không bảo đảm chỗ ở tối thiểu về diện tích, điều kiện sinh hoạt, an toàn, vệ sinh môi trường theo quy định của pháp luật về nhà ở.

4- b) Nội dung của thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng bị vô hiệu do vi phạm nghiêm trọng quyền được cấp dưỡng, quyền được thừa kế và các quyền, lợi ích hợp pháp khác của cha, mẹ, con và các thành viên khác của gia đình quy định tại điểm c khoản 1 Điều 50 của Luật hôn nhân và gia đình là trường hợp thỏa thuận đó nhằm trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng quy định từ Điều 110 đến Điều 115 của Luật hôn nhân và gia đình hoặc để tước bỏ quyền thừa kế của những người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc theo quy định của Bộ luật dân sự hoặc vi phạm các quyền, lợi ích hợp pháp của cha, mẹ, con và các thành viên khác của gia đình đã được Luật hôn nhân và gia đình và pháp luật khác có liên quan quy định.

Ví dụ 1: Ông A đang có nghĩa vụ cấp dưỡng cho anh B. Sau đó ông A kết hôn với bà C và thỏa thuận chuyển giao toàn bộ tài sản của mình cho bà C, do đó, không còn tài sản để thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng cho anh B. Trong trường hợp này thỏa thuận về tài sản giữa ông A và bà C bị vô hiệu.

Ví dụ 2: Anh A có con đã thành niên nhưng không có khả năng lao động. Sau đó, anh A kết hôn với chị B. Anh A và chị B đã thỏa thuận xác lập chế độ tài sản của vợ chồng, trong đó có nội dung toàn bộ tài sản của anh A sẽ do chị B thừa hưởng khi anh A chết. Trong trường hợp này, nội dung thỏa thuận về chế độ tài sản giữa anh A và chị B bị vô hiệu đối với phần tài sản của anh A mà người con bị mất năng lực hành vi dân sự được thừa kế theo quy định của pháp luật.

Điều 7. Nguyên tắc giải quyết tài sản của vợ chồng khi ly hôn

1 – Vợ chồng khi ly hôn có quyền tự thỏa thuận với nhau về toàn bộ các vấn đề, trong đó có cả việc phân chia tài sản. Trường hợp vợ chồng không thỏa thuận được mà có yêu cầu thì Tòa án phải xem xét, quyết định việc áp dụng chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận hay theo luật định, tùy từng trường hợp cụ thể mà Tòa án xử lý như sau:

2- a) Trường hợp không có văn bản thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng hoặc văn bản thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng bị Tòa án tuyên bố vô hiệu toàn bộ thì áp dụng chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định để chia tài sản của vợ chồng khi ly hôn;

2- b) Trường hợp có văn bản thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng và văn bản này không bị Tòa án tuyên bố vô hiệu toàn bộ thì áp dụng các nội dung của văn bản thỏa thuận để chia tài sản của vợ chồng khi ly hôn. Đối với những vấn đề không được vợ chồng thỏa thuận hoặc thỏa thuận không rõ ràng hoặc bị vô hiệu thì áp dụng các quy định tương ứng tại các khoản 2, 3, 4, 5 Điều 59 và các điều 60, 61, 62, 63 và 64 của Luật hôn nhân và gia đình để chia tài sản của vợ chồng khi ly hôn.

3 – Khi giải quyết ly hôn nếu có yêu cầu tuyên bố thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng bị vô hiệu thì Tòa án xem xét, giải quyết đồng thời với yêu cầu chia tài sản của vợ chồng khi ly hôn.

4- Khi chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn, Tòa án phải xác định vợ, chồng có quyền, nghĩa vụ về tài sản với người thứ ba hay không để đưa người thứ ba vào tham gia tố tụng với tư cách người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Trường hợp vợ, chồng có quyền, nghĩa vụ về tài sản với người thứ ba mà họ có yêu cầu giải quyết thì Tòa án phải giải quyết khi chia tài sản chung của vợ chồng. Trường hợp vợ chồng có nghĩa vụ với người thứ ba mà người thứ ba không yêu cầu giải quyết thì Tòa án hướng dẫn họ để giải quyết bằng vụ án khác.

5- Trường hợp áp dụng chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định để chia tài sản của vợ chồng khi ly hôn thì tài sản chung của vợ chồng về nguyên tắc được chia đôi nhưng có tính đến các yếu tố sau đây để xác định tỷ lệ tài sản mà vợ chồng được chia:

6 – a) “Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng” là tình trạng về năng lực pháp luật, năng lực hành vi, sức khỏe, tài sản, khả năng lao động tạo ra thu nhập sau khi ly hôn của vợ, chồng cũng như của các thành viên khác trong gia đình mà vợ chồng có quyền, nghĩa vụ về nhân thân và tài sản theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình. Bên gặp khó khăn hơn sau khi ly hôn được chia phần tài sản nhiều hơn so với bên kia hoặc được ưu tiên nhận loại tài sản để bảo đảm duy trì, ổn định cuộc sống của họ nhưng phải phù hợp với hoàn cảnh thực tế của gia đình và của vợ, chồng.

6 – b) “Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung” là sự đóng góp về tài sản riêng, thu nhập, công việc gia đình và lao động của vợ, chồng trong việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung. Người vợ hoặc chồng ở nhà chăm sóc con, gia đình mà không đi làm được tính là lao động có thu nhập tương đương với thu nhập của chồng hoặc vợ đi làm. Bên có công sức đóng góp nhiều hơn sẽ được chia nhiều hơn.

6- c) “Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập” là việc chia tài sản chung của vợ chồng phải bảo đảm cho vợ, chồng đang hoạt động nghề nghiệp được tiếp tục hành nghề; cho vợ, chồng đang hoạt động sản xuất, kinh doanh được tiếp tục được sản xuất, kinh doanh để tạo thu nhập và phải thanh toán cho bên kia phần giá trị tài sản chênh lệch. Việc bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và hoạt động nghề nghiệp không được ảnh hưởng đến điều kiện sống tối thiểu của vợ, chồng và con chưa thành niên, con đã thành niên nhưng mất năng lực hành vi dân sự.

Ví dụ: Vợ chồng có tài sản chung là một chiếc ô tô người chồng đang chạy xe taxi trị giá 400 triệu đồng và một cửa hàng tạp hóa người vợ đang kinh doanh trị giá 200 triệu đồng. Khi giải quyết ly hôn và chia tài sản chung, Tòa án phải xem xét giao cửa hàng tạp hóa cho người vợ, giao xe ô tô cho người chồng để họ tiếp tục kinh doanh, tạo thu nhập. Người chồng nhận được phần giá trị tài sản lớn hơn phải thanh toán cho người vợ phần giá trị là 100 triệu đồng.

6- d) “Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng” là lỗi của vợ hoặc chồng vi phạm quyền, nghĩa vụ về nhân thân, tài sản của vợ chồng dẫn đến ly hôn.
Ví dụ: Trường hợp người chồng có hành vi bạo lực gia đình, không chung thủy hoặc phá tán tài sản thì khi giải quyết ly hôn Tòa án phải xem xét yếu tố lỗi của người chồng khi chia tài sản chung của vợ chồng để đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của vợ và con chưa thành niên.

7. Giá trị tài sản chung của vợ chồng, tài sản riêng của vợ, chồng được xác định theo giá thị trường tại thời điểm giải quyết sơ thẩm vụ việc.

Khi giải quyết chia tài sản khi ly hôn, Tòa án phải xem xét để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của vợ, con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.

Ví dụ: Khi chia nhà ở là tài sản chung và là chỗ ở duy nhất của vợ chồng, trong trường hợp không chia được bằng hiện vật thì Tòa án xem xét và quyết định cho người vợ hoặc chồng trực tiếp nuôi con chưa thành niên, con bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự nhận hiện vật và thanh toán giá trị tương ứng với phần tài sản được chia cho người chồng hoặc vợ nếu người vợ hoặc chồng có yêu cầu.

Điều 8. Hiệu lực thi hành

  1. Thông tư liên tịch này có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 3 năm 2016.
  2. Vụ việc hôn nhân và gia đình đã được Tòa án thụ lý trước ngày Thông tư liên tịch này có hiệu lực nhưng kể từ ngày Thông tư liên tịch này có hiệu lực mới xét xử sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm thì áp dụng Thông tư liên tịch này để giải quyết.
  3. Bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật trước ngày Thông tư liên tịch này có hiệu lực thì không áp dụng hướng dẫn tại Thông tư liên tịch này để kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm.

Điều 9. Giải thích, sửa đổi, bổ sung Thông tư liên tịch Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc cần được giải thích hoặc cần sửa đổi, bổ sung Thông tư liên tịch thì Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân các cấp, cơ quan, tổ chức, cá nhân phản ánh với Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Tư pháp để giải thích, sửa đổi, bổ sung kịp thời./.

KT. BỘ TRƯỞNG
BỘ TƯ PHÁP
THỨ TRƯỞNG
Đinh Trung Tụng
KT. VIỆN TRƯỞNG
VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN
TỐI CAO
PHÓ VIỆN TRƯỞNG
Nguyễn Thị Thủy Khiêm
KT. CHÁNH ÁN
TÒA ÁN NHÂN DÂN
TỐI CAO
PHÓ CHÁNH ÁNTống Anh Hào
 

Nơi nhận:
– Ủy ban pháp luật của Quốc hội;
– Ủy ban tư pháp của Quốc hội;
– Văn phòng Chủ tịch nước;
– Văn phòng Chính phủ;
– Tòa án nhân dân tối cao;
– Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
– Bộ Tư pháp;
– Công báo (02 bản);
– Lưu: VT (TANDTC, VKSNDTC, BTP).

 

THUỘC TÍNH VĂN BẢN

Thông tư liên tịch 01/2016/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP của Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Tư pháp về việc hướng dẫn thi hành một số quy định của Luật Hôn nhân và Gia đình

Cơ quan ban hành: Bộ Tư pháp; Toà án nhân dân tối cao; Viện kiểm sát nhân dân tối cao Số công báo: Đã biết
Số hiệu: 01/2016/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP Ngày đăng công báo: Đã biết
Loại văn bản: Thông tư liên tịch Người ký: Đinh Trung Tụng; Tống Anh Hào; Nguyễn Thị Thủy Khiêm
Ngày ban hành: 06/01/2016 Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật
Áp dụng: Đã biết Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Lĩnh vực: Chính sách , Hôn nhân gia đình , Tư pháp-Hộ tịch

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nguyên tắc chia tài sản vợ chồng khi ly hôn

Ngày 06/01/2016, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Bộ Tư pháp đã ban hành Thông tư liên tịch số 01/2016/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP hướng dẫn thi hành một số quy định của Luật Hôn nhân và Gia đình.

Theo quy định tại Thông tư này, vợ chồng khi ly hôn được tự thỏa thuận với nhau về toàn bộ các vấn đề, trong đó có cả việc phân chia tài sản. Trường hợp không thỏa thuận được và có yêu cầu, Tòa án sẽ xem xét chia tài sản chung của vợ chồng theo nguyên tắc chia đôi nhưng có tính đến hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng; công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung; bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập và lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ vợ chồng để xác định tỷ lệ tài sản mà vợ, chồng được chia.

Cụ thể, bên gặp khó khăn hơn sau khi ly hôn sẽ được chia phần tài sản nhiều hơn so với bên kia hoặc được ưu tiên nhận loại tài sản để bảo đảm duy trì, ổn định cuộc sống của họ nhưng phải phù hợp với hoàn cảnh thực tế của gia đình và của vợ, chồng. Về công sức đóng góp vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung, bên có công sức đóng góp nhiều hơn sẽ được chia nhiều hơn; đồng thời,

Thông tư cũng khẳng định, người vợ hoặc chồng ở nhà chăm sóc con, gia đình mà không đi làm được tính là lao động có thu nhập tương đương với thu nhập của chồng hoặc vợ đi làm. Trường hợp người chồng có hành vi bạo lực gia đình, không chung thủy hoặc phá tán tài sản thì khi giải quyết ly hôn, Tòa án cũng sẽ xem xét yếu tố lỗi của người chồng để đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của vợ và con chưa thành niên.
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/03/2016.

Xem chi tiết Thông tư liên tịch 01/2016/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP tại đây

TẢI VĂN BẢN

Thông tư liên tịch 01/2016/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP ZIP (Bản Word)

Tình trạng: Đã biết

TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO – VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỐI CAO – BỘ TƯ PHÁP
——-
Số: 01/2016/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————————–
Hà Nội, ngày 06 tháng 01 năm 2016

 

 

THÔNG TƯ LIÊN TỊCH

HƯỚNG DẪN THI HÀNH MỘT SỐ QUY ĐỊNH CỦA LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH

 

 

Căn cứ Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật số 17/2008/QH12;

Căn cứ Luật hôn nhân và gia đình số 52/2014/QH13;

Căn cứ Luật tổ chức Tòa án nhân dân số 62/2014/QH13;

Căn cứ Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân số 63/2014/QH13;

Căn cứ Nghị định số 22/2013/NĐ-CP ngày 13 tháng 3 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tư pháp;

Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành Thông tư liên tịch hướng dẫn thi hành một số quy định của Luật hôn nhân và gia đình số 52/2014/QH13 (sau đây viết tắt là Luật hôn nhân và gia đình) như sau:

 

 

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư liên tịch này hướng dẫn thi hành quy định về xử lý việc kết hôn trái pháp luật, thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng bị vô hiệu và nguyên tắc giải quyết tài sản của vợ chồng khi ly hôn tại các điều 11, 50 và 59 của Luật hôn nhân và gia đình.

Điều 2. Căn cứ hủy việc kết hôn trái pháp luật

Khi giải quyết yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật, Tòa án phải căn cứ vào điều kiện kết hôn quy định tại Điều 8 của Luật hôn nhân và gia đình để xem xét, quyết định xử lý việc kết hôn trái pháp luật và lưu ý một số điểm như sau:

  1. “Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên”quy định tại điểm a khoản 1 Điều 8 của Luật hôn nhân và gia đình là trường hợp nam đã đủ hai mươi tuổi, nữ đã đủ mười tám tuổi trở lên và được xác định theo ngày, tháng, năm sinh.

Trường hợp không xác định được ngày sinh, tháng sinh thì thực hiện như sau:

  1. a) Nếu xác định được năm sinh nhưng không xác định được tháng sinh thì tháng sinh được xác định là tháng một của năm sinh;
  2. b) Nếu xác định được năm sinh, tháng sinh nhưng không xác định được ngày sinh thì ngày sinh được xác định là ngày mùng một của tháng sinh.

Ví dụ: Chị B sinh ngày 10-01-1997, đến ngày 08-01-2015 chị B đăng ký kết hôn với anh A tại Ủy ban nhân dân xã X. Tại thời điểm đăng ký kết hôn chị B chưa đủ 18 tuổi (ngày chị B đủ 18 tuổi là ngày 10-01-2015), như vậy, theo quy định tại khoản 1 Điều 9 của Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 thì chị B đã đủ tuổi kết hôn, tuy nhiên vì ngày chị B đăng ký kết hôn Luật hôn nhân và gia đình đã có hiệu lực (ngày 01-01-2015) nên chị B đã vi phạm điều kiện về tuổi kết hôn quy định tại điểm a khoản 1 Điều 8 của Luật hôn nhân và gia đình.

  1. “Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định”quy định tại điểm b khoản 1 Điều 8 của Luật hôn nhân và gia đình là trường hợp nam nữ xác lập quan hệ vợ chồng với nhau hoàn toàn tự do theo ý chí của họ.
  2. “Lừa dối kết hôn”quy định tại điểm b khoản 2 Điều 5 của Luật hôn nhân và gia đình là hành vi cố ý của một bên hoặc của người thứ ba nhằm làm cho bên kia hiểu sai lệch và dẫn đến việc đồng ý kết hôn; nếu không có hành vi này thì bên bị lừa dối đã không đồng ý kết hôn.
  3. “Người đang có vợ hoặc có chồng”quy định tại điểm c khoản 2 Điều 5 của Luật hôn nhân và gia đình là người thuộc một trong các trường hợpsau đây:
  4. a) Người đã kết hôn với người khác theo đúng quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình nhưng chưa ly hôn hoặc không có sự kiện vợ (chồng) của họ chết hoặc vợ (chồng) của họ không bị tuyên bố là đã chết;
  5. b) Người xác lập quan hệ vợ chồng với người khác trước ngày 03-01-1987 mà chưa đăng ký kết hôn và chưa ly hôn hoặc không có sự kiện vợ (chồng) của họ chết hoặc vợ (chồng) của họ không bị tuyên bố là đã chết;
  6. c) Người đã kết hôn với người khác vi phạm điều kiện kết hôn theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình nhưng đã được Tòa án công nhận quan hệ hôn nhân bằng bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật và chưa ly hôn hoặc không có sự kiện vợ (chồng) của họ chết hoặc vợ (chồng) của họ không bị tuyên bố là đã chết.
  7. Việc xác định thời điểm “cả hai bên kết hôn đã có đủ các điều kiện kết hôn”quy định tại khoản 2 Điều 11 của Luật hôn nhân và gia đình phải căn cứ vào các quy định của pháp luật. Tòa án yêu cầu đương sự xác định và cung cấp các tài liệu, chứng cứ để xác định thời điểm cả hai bên kết hôn đã có đủ các điều kiện kết hôn theo quy định tại Điều 8 của Luật hôn nhân và gia đình.

Ví dụ 1: Trường hợp kết hôn khi một bên bị cưỡng ép kết hôn hoặc bị lừa dối kết hôn là vi phạm điều kiện kết hôn quy định tại điểm d khoản 1 Điều 8 của Luật hôn nhân và gia đình. Tuy nhiên, nếu sau khi bị cưỡng ép kết hôn hoặc bị lừa dối kết hôn mà bên bị cưỡng ép kết hôn, bị lừa dối kết hôn đã biết nhưng đã thông cảm, tiếp tục chung sống hòa thuận thì thời điểm đủ điều kiện kết hôn là thời điểm đương sự biết mình bị cưỡng ép, bị lừa dối kết hôn nhưng vẫn tiếp tục sống chung như vợ chồng.

Ví dụ 2: Ngày 15-01-2005, chị B kết hôn với anh A. Đến ngày 15-01-2010, chị B lại kết hôn với anh C. Ngày 25-01-2012, Tòa án có quyết định tuyên bố anh A chết. Ngày 12-6-2015, Tòa án mở phiên họp giải quyết yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật giữa chị B và anh C. Tại phiên họp, chị B và anh C đều yêu cầu công nhận quan hệ hôn nhân thì chị B và anh C phải cung cấp Quyết định của Tòa án tuyên bố anh A đã chết để xác định thời điểm chị B và anh C đủ điều kiện kết hôn. Trong trường hợp này, thời điểm chị B và anh C có đủ điều kiện kết hôn là thời điểm mà Tòa án xác định anh A chết được ghi trong quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật.

Điều 3. Thụ lý, giải quyết đơn yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật

  1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân quy định tại Điều 10 của Luật hôn nhân và gia đình có quyền yêu cầu Tòa án hủy việc kết hôn trái pháp luật. Kèm theo đơn yêu cầu, người yêu cầu phải nộp Giấy chứng nhận kết hôn đối với cá nhân quy định tại khoản 1 Điều 10 của Luật hôn nhân và gia đình hoặc giấy tờ, tài liệu khác chứng minh đã đăng ký kết hôn; tài liệu, chứng cứ chứng minh việc kết hôn vi phạm điều kiện kết hôn quy định tại Điều 8 của Luật hôn nhân và gia đình.

Trường hợp vợ chồng có đăng ký kết hôn nhưng không cung cấp được Giấy chứng nhận kết hôn do bị thất lạc thì phải có xác nhận của Ủy ban nhân dân đã cấp Giấy chứng nhận kết hôn.

  1. Tòa án thụ lý, giải quyết yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật theo quy định tại khoản 6 Điều 3 và Điều 11 của Luật hôn nhân và gia đình khi việc kết hôn đó đã được đăng ký tại đúng cơ quan có thẩm quyền. Cơ quan có thẩm quyềnđăng ký kết hôn được xác định theo quy định của pháp luật về hộ tịch, pháp luật về hôn nhân và gia đình.

Trường hợp nam, nữ đăng ký kết hôn tại đúng cơ quan có thẩm quyền đăng ký kết hôn mà yêu cầu Tòa án hủy việc kết hôn trái pháp luật thì thực hiện theo hướng dẫn tại Điều 4 của Thông tư liên tịch này.

Trường hợp việc kết hôn được đăng ký tại không đúng cơ quan có thẩm quyền hoặc trường hợp nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng nhưng không có đăng ký kết hôn mà có yêu cầu Tòa án giải quyết thì thực hiện theo hướng dẫn tại khoản 3 và khoản 4 Điều này.

  1. Trường hợp nam, nữ có đăng ký kết hôn nhưng việc kết hôn đăng ký tại không đúng cơ quan có thẩm quyền (không phân biệt có vi phạm điều kiện kết hôn hay không) mà có yêu cầu Tòa án hủy việc kết hôn trái pháp luật hoặc yêu cầu ly hôn thì Tòa án áp dụng Điều 9 của Luật hôn nhân và gia đình tuyên bố không công nhận quan hệ hôn nhân giữa họ đồng thời hủy Giấy chứng nhận kết hôn và thông báo cho cơ quan hộ tịch đã đăng ký kết hôn để xử lý theo quy định tại Điều 13 của Luật hôn nhân và gia đình. Nếu có yêu cầu Tòa án giải quyết về quyền, nghĩa vụ đối với con; tài sản, nghĩa vụ và hợp đồnggiữa các bên thì giải quyết theo quy định tại Điều 15 và Điều 16 của Luật hôn nhân và gia đình.
  2. Trường hợp nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không có đăng ký kết hôn (không phân biệt có vi phạm điều kiện kết hôn hay không) và có yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật hoặc yêu cầu ly hôn thì Tòa án thụ lý, giải quyết và áp dụng Điều 9 và Điều 14 của Luật hôn nhân và gia đình tuyên bố không công nhận quan hệ hôn nhân giữa họ. Nếu có yêu cầu Tòa án giải quyết về quyền, nghĩa vụ của cha, mẹ, con; quan hệ tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng giữa các bên thì giải quyết theo quy định tại Điều 15 và Điều 16 của Luật hôn nhân và gia đình.

Điều 4. Xử lý yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật

  1. Khi xem xét, giải quyết yêu cầu có liên quan đến việc hủy kết hôn trái pháp luật, Tòa án phải căn cứ vào yêu cầu của đương sự và điều kiện kết hôn, điều kiện công nhận quan hệ hôn nhân quy định tại Điều 8 và Điều 11 của Luật hôn nhân và gia đình để quyết định.
  2. Trường hợp tại thời điểm kết hôn, hai bên kết hôn không có đủ điều kiện kết hôn nhưng sau đó có đủ điều kiện kết hôn quy định tại Điều 8 của Luật hôn nhân và gia đình thì Tòa án xử lý như sau:
  3. a) Nếu hai bên kết hôn cùng yêu cầu Tòa án công nhận quan hệ hôn nhân thì Tòa án quyết định công nhận quan hệ hôn nhân đó kể từ thời điểm các bên kết hôn có đủ điều kiện kết hôn.

Ví dụ 1: Anh A sinh ngày 25-01-1996, chị B sinh ngày 10-01-1995. Ngày 08-01-2015, anh A và chị B đăng ký kết hôn. Ngày 25-9-2016, Tòa án mở phiên họp giải quyết yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật. Tại phiên họp, anh A và chị B đều yêu cầu công nhận quan hệ hôn nhân, nếu xét thấy đã đủ các điều kiện kết hôn khác thì Tòa án xem xét công nhận quan hệ hôn nhân của anh A và chị B kể từ thời điểm cả anh A và chị B đủ tuổi kết hôn, tức là kể từ ngày 25-01-2016.

Ví dụ 2: Anh A và chị B đăng ký kết hôn hợp pháp ngày 05-7-2009 và chưa ly hôn. Ngày 10-5-2012, anh A lại kết hôn với chị C. Ngày 12-6-2014, chị B chết. Ngày 15-5-2015, Tòa án mở phiên họp giải quyết yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật giữa anh A và chị C. Tại phiên họp, anh A và chị C đều yêu cầu công nhận quan hệ hôn nhân, nếu xét thấy đã đủ các điều kiện kết hôn khác thì Tòa án xem xét công nhận quan hệ hôn nhân của anh A và chị C kể từ thời điểm chị B chết, tức là ngày 12-6-2014.

Ví dụ 3: Ngày 27-5-2009, chị A bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự. Ngày 30-9-2009, chị A kết hôn với anh B. Ngày 12-8-2012, Tòa án quyết định hủy bỏ quyết định tuyên bố chị A mất năng lực hành vi dân sự. Ngày 12-02-2015, Tòa án mở phiên họp giải quyết yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật. Tại phiên họp, chị A và anh B đều yêu cầu công nhận quan hệ hôn nhân, nếu xét thấy đã đủ các điều kiện kết hôn khác thì Tòa án xem xét công nhận quan hệ hôn nhân của chị A và anh B kể từ thời điểm chị A không còn bị mất năng lực hành vi dân sự theo quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật.

  1. b) Nếu một hoặc hai bên yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật hoặc có một bên yêu cầu công nhận quan hệ hôn nhân hoặc có một bên yêu cầu ly hôn còn bên kia không có yêu cầu thì Tòa án quyết định hủy việc kết hôn trái pháp luật. Trường hợp có đơn khởi kiện, đơn yêu cầu Tòa án giải quyết thì quyền, nghĩa vụ của cha, mẹ, con; quan hệ tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng giữa các bên từ thời điểmkết hôn đến thời điểmhủy việc kết hôn trái pháp luật được giải quyết theo quy định tại Điều 12 của Luật hôn nhân và gia đình.
  2. c) Trường hợp hai bên cùng yêu cầu Tòa án cho ly hôn hoặc có một bên yêu cầu ly hôn còn bên kia yêu cầu công nhận quan hệ hôn nhân thì Tòa án giải quyết cho ly hôn. Trường hợp này, quyền, nghĩa vụ của cha, mẹ, con từ thời điểmkết hôn đến thời điểm ly hôn được giải quyết theo quy định về quyền, nghĩa vụ của cha, mẹ, con khi ly hôn; quan hệ tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng giữa các bên từ thời điểmkết hôn đến trước thời điểm đủ điều kiện kết hôn được giải quyết theo quy định tại Điều 16 của Luật hôn nhân và gia đình; quan hệ tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng giữa các bên từ thời điểm đủ điều kiện kết hôn đến thời điểm ly hôn được giải quyết theo quy định tại Điều 59 của Luật hôn nhân và gia đình.
  3. Trường hợp hai bên đã đăng ký kết hôn nhưng tại thời điểm Tòa án giải quyết hai bên kết hôn vẫn không có đủ các điều kiện kết hôn quy định tại Điều 8 của Luật hôn nhân và gia đình thì thực hiện như sau:
  4. a) Nếu có yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật thì Tòa án quyết định hủy việc kết hôn trái pháp luật;
  5. b) Nếu một hoặc cả hai bên yêu cầu ly hôn hoặc yêu cầu công nhận quan hệ hôn nhân thì Tòa án bác yêu cầu của họ và quyết định hủy việc kết hôn trái pháp luật.

Trường hợp quyết định theo hướng dẫn tại điểm a và điểm b khoản này thì Tòa án áp dụng quy định tại Điều 12 của Luật hôn nhân và gia đình để giải quyết hậu quả pháp lý của việc hủy kết hôn trái pháp luật.

  1. Khi xử lý yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật, Tòa án phải căn cứ vào quy định của pháp luật hôn nhân và gia đình có hiệu lực tại thời điểm xác lập quan hệ hôn nhân để xác định việc kết hôn có trái pháp luật hay không. Trình tự, thủ tục giải quyếtyêu cầu xử lý việc kếthôn trái pháp luật được thực hiện theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình và pháp luật tố tụng dân sự có hiệu lực tại thời điểm giải quyết. Đối với yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật thuộc trường hợp cán bộ và bộ đội miền Nam tập kết ra miền Bắc từ năm 1954, đã có vợ, có chồng ở miền Nam mà lấy vợ, lấy chồng ở miền Bắc thì vẫn xử lý theo Thông tư số 60/TATC ngày 22-02-1978 của Tòa án nhân dân tối cao “Hướng dẫn giải quyết các trường hợp cán bộ, bộ đội trong Nam tập kết ra Bắc mà lấy vợ, lấy chồng khác”.

Điều 5. Thủ tục xem xét thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng bị vô hiệu

  1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân sau đây, theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng bị vô hiệu do thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 50 của Luật hôn nhân và gia đình:
  2. a) Vợ, chồng hoặc vợ chồng đã thỏa thuận về chế độ tài sản;
  3. b) Người bị xâm phạm, người giám hộ của người bị xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp do có thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng.
  4. Trình tự, thủ tục giải quyết yêu cầu Tòa án tuyên bố thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng bị vô hiệu được thực hiện theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự.
  5. Trường hợp Tòa án đang giải quyết vụ việc dân sự có liên quan đến nội dung thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng mà có yêu cầu Tòa án xem xét thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng vô hiệu thì Tòa án phải xem xét, quyết định nội dung thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng liên quan đến tài sản tranh chấp có bị vô hiệu hay không. Trường hợp thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng bị vô hiệu một phần hoặc toàn bộ thì Tòa án phải tuyên thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng vô hiệu một phần hoặc toàn bộ trong bản án, quyết định để làm cơ sở giải quyết quyền, nghĩa vụ của các bên.

Ví dụ:Anh A và chị B trước khi kết hôn có lập văn bản thỏa thuận xác lập chế độ tài sản của vợ chồng, trong văn bản xác định quyền sử dụng đất là tài sản riêng của anh A trước khi kết hôn (trên thực tế đã thế chấp cho Ngân hàng C) sẽ là tài sản chung của vợ chồng sau khi kết hôn. Do đến hạn anh A không trả được nợ nên Ngân hàng C yêu cầu xử lý tài sản bảo đảm là quyền sử dụng đất nhưng anh A không đồng ý và cho rằng đây là tài sản chung của vợ chồng mà không phải tài sản riêng của anh. Ngân hàng C đã khởi kiện ra Tòa án yêu cầu anh A trả nợ, yêu cầu hủy văn bản thỏa thuận chế độ tài sản của vợ chồng anh A và yêu cầu xử lý tài sản thế chấp là quyền sử dụng đất của anh A. Trường hợp này Tòa án phải xác định thỏa thuận xác lập chế độ tài sản của vợ chồng anh A bị vô hiệu vì vi phạm nghiêm trọng quyền của ngân hàng C đối với tài sản đã được anh A thế chấp.

Điều 6. Xác định thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng vô hiệu

  1. Thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng có thể bị Tòa án tuyên bố vô hiệu toàn bộ hoặc vô hiệu một phần.
  2. a) Trường hợpthỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng bị Tòa án tuyên bố vô hiệu toàn bộ thì chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định được áp dụng.
  3. b) Trường hợp thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng bị tuyên bố vô hiệu một phần thì các nội dung không bị vô hiệu vẫn được áp dụng; đối với phần nội dung bị vô hiệu thì các quy định tương ứng về chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định được áp dụng.
  4. Tòa án quyết định tuyên bố thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng bị vô hiệu khi thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 50 của Luật hôn nhân và gia đình và lưu ý một số trường hợp sau đây:
  5. a) Thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng bị vô hiệu do vi phạm quyền được bảo đảm chỗ ở của vợ, chồng quy định tại Điều 31 và điểmb khoản 1 Điều 50 của Luật hôn nhân và gia đình là trường hợpthỏa thuận đó cho phép một bên được quyền định đoạt nhà ở là nơi ở duy nhất của vợ chồng dẫn đến vợ, chồng không có chỗ ở hoặc không bảo đảm chỗ ở tối thiểu về diện tích, điều kiện sinh hoạt, an toàn, vệ sinh môi trường theo quy định của pháp luật về nhà ở.
  6. b) Nội dung của thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng bị vô hiệu do vi phạm nghiêm trọng quyền được cấp dưỡng, quyền được thừa kế và các quyền, lợi ích hợp pháp khác của cha, mẹ, con và các thành viên khác của gia đình quy định tại điểm c khoản 1 Điều 50 của Luật hôn nhân và gia đình là trường hợp thỏa thuận đó nhằm trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng quy định từ Điều 110 đến Điều 115 của Luật hôn nhân và gia đình hoặc để tước bỏ quyền thừa kế của những người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc theo quy định của Bộ luật dân sự hoặc vi phạm các quyền, lợi ích hợp pháp của cha, mẹ, con và các thành viên khác của gia đình đã được Luật hôn nhân và gia đình và pháp luật khác có liên quan quy định.

Ví dụ 1: Ông A đang có nghĩa vụ cấp dưỡng cho anh B. Sau đó ông A kết hôn với bà C và thỏa thuận chuyển giao toàn bộ tài sản của mình cho bà C, do đó, không còn tài sản để thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng cho anh B. Trong trường hợp này thỏa thuận về tài sản giữa ông A và bà C bị vô hiệu.

Ví dụ 2: Anh A có con đã thành niên nhưng không có khả năng lao động. Sau đó, anh A kết hôn với chị B. Anh A và chị B đã thỏa thuận xác lập chế độ tài sản của vợ chồng, trong đó có nội dung toàn bộ tài sản của anh A sẽ do chị B thừa hưởng khi anh A chết. Trong trường hợp này, nội dung thỏa thuận về chế độ tài sản giữa anh A và chị B bị vô hiệu đối với phần tài sản của anh A mà người con bị mất năng lực hành vi dân sự được thừa kế theo quy định của pháp luật.

Điều 7. Nguyên tắc giải quyết tài sản của vợ chồng khi ly hôn

  1. Vợ chồng khi ly hôn có quyền tự thỏa thuận với nhau về toàn bộ các vấn đề, trong đó có cả việc phân chia tài sản. Trường hợp vợ chồng không thỏa thuận được mà có yêu cầu thì Tòa án phải xem xét, quyết định việc áp dụng chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận hay theo luật định, tùy từng trường hợp cụ thể mà Tòa án xử lý như sau:
  2. a) Trường hợp không có văn bản thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng hoặc văn bản thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng bị Tòa án tuyên bố vô hiệu toàn bộ thì áp dụng chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định để chia tài sản của vợ chồng khi ly hôn;
  3. b) Trường hợp có văn bản thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng và văn bản này không bị Tòa án tuyên bố vô hiệu toàn bộ thì áp dụng các nội dung của văn bản thỏa thuận để chia tài sản của vợ chồng khi ly hôn. Đối với những vấn đề không được vợ chồng thỏa thuận hoặc thỏa thuận không rõ ràng hoặc bị vô hiệu thì áp dụng các quy định tương ứng tại các khoản 2, 3, 4, 5 Điều 59 và các điều 60, 61, 62, 63 và 64 của Luật hôn nhân và gia đình để chia tài sản của vợ chồng khi ly hôn.
  4. Khi giải quyết ly hôn nếu có yêu cầu tuyên bố thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng bị vô hiệu thì Tòa án xem xét, giải quyết đồng thời với yêu cầu chia tài sản của vợ chồng khi ly hôn.
  5. Khi chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn, Tòa án phải xác định vợ, chồng có quyền, nghĩa vụ về tài sản với người thứ ba hay không để đưa người thứ ba vào tham gia tố tụng với tư cách người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Trường hợpvợ, chồng có quyền, nghĩa vụ về tài sản với người thứ ba mà họ có yêu cầu giải quyết thì Tòa án phải giải quyết khi chia tài sản chung của vợ chồng. Trường hợp vợ chồng có nghĩa vụ với người thứ ba mà người thứ ba không yêu cầu giải quyết thì Tòa án hướng dẫn họ để giải quyết bằng vụ án khác.
  6. Trường hợp áp dụng chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định để chia tài sản của vợ chồng khi ly hôn thì tài sản chung của vợ chồng về nguyên tắc được chia đôi nhưng có tính đến các yếu tố sau đây để xác định tỷ lệ tài sản mà vợ chồng được chia:
  7. a) “Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng”là tình trạng về năng lực pháp luật, năng lực hành vi, sức khỏe, tài sản, khả năng lao động tạo ra thu nhập sau khi ly hôn của vợ, chồng cũng như của các thành viên khác trong gia đình mà vợ chồng có quyền, nghĩa vụ về nhân thân và tài sản theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình. Bên gặp khó khăn hơn sau khi ly hôn được chia phần tài sản nhiều hơn so với bên kia hoặc được ưu tiên nhận loại tài sản để bảo đảm duy trì, ổn định cuộc sống của họ nhưng phải phù hợp với hoàn cảnh thực tế của gia đình và của vợ, chồng.
  8. b) “Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung”là sự đóng góp về tài sản riêng, thu nhập, công việc gia đình và lao động của vợ, chồng trong việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung. Người vợ hoặc chồng ở nhà chăm sóc con, gia đình mà không đi làm được tính là lao động có thu nhập tương đương với thu nhập của chồng hoặc vợ đi làm. Bên có công sức đóng góp nhiều hơn sẽ được chia nhiều hơn.
  9. c) “Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinhdoanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập”là việc chia tài sản chung của vợ chồng phải bảo đảm cho vợ, chồng đang hoạt động nghề nghiệp được tiếp tục hành nghề; cho vợ, chồng đang hoạt động sản xuất, kinh doanh được tiếp tục được sản xuất, kinh doanh để tạo thu nhập và phải thanh toán cho bên kia phần giá trị tài sản chênh lệch. Việc bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và hoạt động nghề nghiệp không được ảnh hưởng đến điều kiện sống tối thiểu của vợ, chồng và con chưa thành niên, con đã thành niên nhưng mất năng lực hành vi dân sự.

Ví dụ: Vợ chồng có tài sản chung là một chiếc ô tô người chồng đang chạy xe taxi trị giá 400 triệu đồng và một cửa hàng tạp hóa người vợ đang kinh doanh trị giá 200 triệu đồng. Khi giải quyết ly hôn và chia tài sản chung, Tòa án phải xem xét giao cửa hàng tạp hóa cho người vợ, giao xe ô tô cho người chồng để họ tiếp tục kinh doanh, tạo thu nhập. Người chồng nhận được phần giá trị tài sản lớn hơn phải thanh toán cho người vợ phần giá trị là 100 triệu đồng.

  1. d) “Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng”là lỗi của vợ hoặc chồng vi phạm quyền, nghĩa vụ về nhân thân, tài sản của vợ chồng dẫn đến ly hôn.

Ví dụ: Trường hợp người chồng có hành vi bạo lực gia đình, không chung thủy hoặc phá tán tài sản thì khi giải quyết ly hôn Tòa án phải xem xét yếu tố lỗi của người chồng khi chia tài sản chung của vợ chồng để đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của vợ và con chưa thành niên.

  1. Giá trị tài sản chung của vợ chồng, tài sản riêng của vợ, chồng được xác định theo giá thị trường tại thời điểm giải quyết sơ thẩm vụ việc.
  2. Khi giải quyết chia tài sản khi ly hôn, Tòa án phải xem xét để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của vợ, con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.

Ví dụ:Khi chia nhà ở là tài sản chung và là chỗ ở duy nhất của vợ chồng, trong trường hợp không chia được bằng hiện vật thì Tòa án xem xét và quyết định cho người vợ hoặc chồng trực tiếp nuôi con chưa thành niên, con bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự nhận hiện vật và thanh toán giá trị tương ứng với phần tài sản được chia cho người chồng hoặc vợ nếu người vợ hoặc chồng có yêu cầu.

Điều 8. Hiệu lực thi hành

  1. Thông tư liên tịch này có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 3 năm 2016.
  2. Vụ việc hôn nhân và gia đình đã được Tòa án thụ lý trước ngày Thông tư liên tịch này có hiệu lực nhưng kể từ ngày Thông tư liên tịch này có hiệu lực mới xét xử sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm thì áp dụng Thông tư liên tịch này để giải quyết.
  3. Bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật trước ngày Thông tư liên tịch này có hiệu lực thì không áp dụng hướng dẫn tại Thông tư liên tịch này để kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm.

Điều 9. Giải thích, sửa đổi, bổ sung Thông tư liên tịch

Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc cần được giải thích hoặc cần sửa đổi, bổ sung Thông tư liên tịch thì Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân các cấp, cơ quan, tổ chức, cá nhân phản ánh với Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Tư pháp để giải thích, sửa đổi, bổ sung kịp thời./.

 

KT. BỘ TRƯỞNG
BỘ TƯ PHÁP
THỨ TRƯỞNG
Đinh Trung Tụng
KT. VIỆN TRƯỞNG
VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN
TỐI CAO
PHÓ VIỆN TRƯỞNG
Nguyễn Thị Thủy Khiêm
KT. CHÁNH ÁN
TÒA ÁN NHÂN DÂN
TỐI CAO
PHÓ CHÁNH ÁN
Tống Anh Hào
 

Nơi nhận:
– Ủy ban pháp luật của Quốc hội;
– Ủy ban tư pháp của Quốc hội;
– Văn phòng Chủ tịch nước;
– Văn phòng Chính phủ;
– Tòa án nhân dân tối cao;
– Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
– Bộ Tư pháp;
– Công báo (02 bản);
– Lưu: VT (TANDTC, VKSNDTC, BTP).

 

Bài viết liên quan

09 69 60 30 30

Contact Me on Zalo