Quy định đền bù tuổi thanh thanh xuân khi ly hôn như thế nào?

Trong quá trình giải quyết ly hôn, các bên có thể thoả thuận về việc bồi thường cho bên kia một khoản tiền để việc ly hôn được giải quyết nhanh chóng hơn. Toà án cũng công nhận sự thoả thuận này của các đương sự, dưới đây là thắc mắc của khách hàng về khoản tiền bù đắp tổn thất tuổi thanh xuân khi ly hôn.

Quy định đền bù tuổi thanh thanh xuân khi ly hôn

Theo quy định tại Điều 8 Luật Hôn nhân và gia đình 2014, việc kết hôn của hai anh chị là do hai bên tự nguyện quyết định. Ngoài ra, luật cũng không quy định về trường hợp khi ly hôn người chồng phải có nghĩa vụ bồi thường cho người vợ.

Tuy nhiên, nếu hai bên thật sự tự nguyện ly hôn và đã thỏa thuận được về việc chia tài sản, trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con thì Tòa án công nhận thuận tình ly hôn. Lúc này, nếu chị có thể thỏa thuận với chồng về mức đền bù tuổi thanh xuân thì sẽ được Tòa chấp nhận.

den-bu-tuoi-thanh-xuan
Quy định đền bù tuổi thanh xuân

Pháp luật có quy định về việc phải bù đắp tổn thất tuổi thanh xuân hay không ?

Hiện nay, chưa có văn bản pháp luật nào quy định cụ thể khoản tiền này và mức bồi thường cụ thể. Do đó, dù có được đưa ra hay không thì đây chỉ là vấn đề thoả thuận của hai bên mà không có tính chất bắt buộc. Do việc áp dụng cho việc thoả thuận tại toà án làm cho vụ việc ly hôn được giải quyết nhanh chóng hơn nên thường được các toà án khuyến khích các bên áp dụng để giải quyết nhanh gọn trong trường hợp một trong hai bên còn chưa chấp nhận việc ly hôn.

Có bắt buộc phải bù đắp tổn thất tuổi thanh xuân khi ly hôn không ?

Về mặt nguyên tắc, nếu được xác định là một khoản tiền bồi thường thì phải xác định được mức độ thiệt hại và hành vi trái pháp luật đã dẫn đến thiệt hại đó. Rõ ràng, pháp luật hôn nhân gia đình quy định hôn nhân là tự do, tự nguyện nên việc nên việc cho rằng do lấy chồng hay lấy vợ dẫn đến tổn thất về tuổi thanh xuân thì không đủ căn cứ cả về mặt pháp lý lẫn thực tế.

Do đó, khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần chỉ được toà án công nhận trong bản án, quyết định của toà khi hai bên đã tự tiến hành thoả thuận. Mặc dù vậy, nếu khoản tiền này đã được quyết định rõ trong bản án của toà thì các bên có trách nhiệm bắt buộc thực hiện.

– Mức bù đắp tổn thất tuổi thanh xuân ?

Vì bản chất của khoản tiền này là một khoản thoả thuận nên không có mức khung cụ thể cho khoản tiền này.

Bên vợ hay bên chồng được hưởng khoản tiền này ?

Về mặt thực tế, người ta mặc định phụ nữ chịu nhiều thiệt thòi hơn so với nam giới khi kết hôn về thông thường khoản tiền này cũng thường do bên nữ yêu cầu và bên nam chi trả. Tuy nhiên, vì không có quy định của pháp luật cụ thể nên việc bên nam có đưa ra yêu cầu và bên nữ đồng ý chi trả thì vẫn được chấp nhận. Tất nhiên, việc xác định người được hưởng chỉ có thể dựa trên việc các bên tự thoả thuận vì không có căn cứ pháp lý để yêu cầu toà án giải quyết.

 Mức bồi thường khi ly hôn?

Em chào anh/chị. Vợ chồng em mới cưới được 5 tháng mà giờ chồng em đòi li dị. Chồng em làm đơn và chịu phí. Tòa gọi em lên lần 1 nói em viết bản tự khai, lần 2 nói tài sản vàng cưới chia 2. Nhưng em bị hư thai đang nằm điều trị thì tòa nói đó là chuyện con gái tự lo, không có bồi thường. Vậy thì em rất thiệt. Vàng cưới đi cho em giờ chia 2. Vậy cho em hỏi tòa xử vậy có đúng không? Mong sự trả lời anh chị giúp em ạ.
Trả lời:

Điều 51 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định:

“Điều 51. Quyền yêu cầu giải quyết ly hôn

1. Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn.

2. Cha, mẹ, người thân thích khác có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn khi một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ.”

Như vậy, theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 thì ly hôn là quyền của mỗi bên, không có quy định về vấn đề bồi thường ở đây. Nghĩa vụ bồi thường chỉ phát sinh khi có hành vi trái pháp luật, có lỗi và có thiệt hại xảy ra, cụ thể Điều 604 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định:

“1. Người nào do lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của cá nhân, xâm phạm danh dự, uy tín, tài sản của pháp nhân hoặc chủ thể khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường.

2. Trong trường hợp pháp luật quy định người gây thiệt hại phải bồi thường cả trong trường hợp không có lỗi thì áp dụng quy định đó.”

Điều 43 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định:

“Điều 43. Tài sản riêng của vợ, chồng

1. Tài sản riêng của vợ, chồng gồm tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn; tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản được chia riêng cho vợ, chồng theo quy định tại các điều 38, 39 và 40 của Luật này; tài sản phục vụ nhu cầu thiết yếu của vợ, chồng và tài sản khác mà theo quy định của pháp luật thuộc sở hữu riêng của vợ, chồng.

2. Tài sản được hình thành từ tài sản riêng của vợ, chồng cũng là tài sản riêng của vợ, chồng. Hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 33 và khoản 1 Điều 40 của Luật này.”

Như vậy, nếu số vàng kia bạn có căn cứ chứng minh là số vàng bạn được tặng cho riêng hay được thừa kế riêng thì số vàng đó là tài sản riêng của bạn, không phải là tài sản chung của vợ chồng bạn như vậy số vàng đó sẽ không bị chia đôi. Còn nếu bạn không có căn cứ thì số vàng này sẽ được coi là tài sản chung của cả hai vợ chồng và sẽ được chia đôi.

Bài viết liên quan

09 69 60 30 30

Contact Me on Zalo