Mức cấp dưỡng cho con tối thiểu hiện nay là bao nhiêu ?

Pháp luật hiện hành không quy định mức cấp dưỡng cho con tối thiểu là bao nhiêu, không là một số tiền cụ thể mà tạo điều kiện cho các bên tự thỏa thuận dựa vào điều kiện, thu nhập của người cấp dưỡng;

Quy định về Mức cấp dưỡng cho con tối thiểu hiện nay

mưc-cap-duong-cho-con-toi-thieu

Nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn (Điều 82 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014)

– Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ tôn trọng quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi.

–  Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.

– Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở.

Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người đó.

Mục 11 Nghị quyết số 02/2000/NQ-HĐTP của hội đồng thẩm phán quy định tiền cấp dưỡng nuôi con : “Tiền cấp dưỡng nuôi con bao gồm những chi phí tối thiểu cho việc nuôi dưỡng và học hành của con và do các bên thỏa thuận. Trong trường hợp các bên không thỏa thuận được thì tùy vào từng trường hợp cụ thể, vào khả năng của mỗi bên mà quyết định mức cấp dưỡng nuôi con cho hợp lý…”.

Khi quyết định mức tiền trợ cấp nuôi con, tòa án sẽ căn cứ vào mức thu nhập của người trợ cấp, vì vậy mức cấp dưỡng thường không cao hơn mức thu nhập của người trợ cấp.

Tuy nhiên, trong trường hợp mức cấp dưỡng nuôi con tòa án phán quyết vẫn vượt quá khả năng của người cấp dưỡng thì người cấp dưỡng có quyền làm đơn đề nghị tòa án xem xét lại mức cấp dưỡng.

Tòa án căn cứ vào độ tuổi của người con được trợ cấp để xác định mức cấp dưỡng cho con.

Tòa án cũng căn cứ vào điều kiện sống của người con, mức cấp dưỡng không có sự thay đổi quá lớn ảnh hưởng đến cuộc sống của con.

Pháp luật hiện hành không quy định mức cấp dưỡng cho con tối thiểu là bao nhiêu, không là một số tiền cụ thể mà tạo điều kiện cho các bên tự thỏa thuận dựa vào điều kiện, thu nhập của người cấp dưỡng; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết. Thông thường thực tế Toà án thường ấn định mức cấp dưỡng dao động 15-30% mức thu nhập của người cấp dưỡng. Trường hợp không xác định được mức thu nhập của người cấp dưỡng thì theo lương tối thiểu vùng (không thấp hơn ½ lương tối thiểu vùng) hoặc án lệ trước đó sẽ là căn cứ để Tòa án giải quyết vụ việc.

+ Lương tối thiểu vùng năm 2021 là bao nhiêu ?

Kể từ ngày 01/01/2021, mức lương tối thiểu vùng tiếp tục thực hiện theo Nghị định 90/2019/NĐ-CP với mức như sau :

Mức lương Địa bàn áp dụng
4.420.000 đồng/tháng Doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng I
3.920.000 đồng/tháng Doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng II
3.430.000 đồng/tháng Doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng III
3.070.000 đồng/tháng Doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng IV

 

Phương thức cấp dưỡng

Việc cấp dưỡng có thể được thực hiện định kỳ hàng tháng, hàng quý, nửa năm, hàng năm hoặc một lần.

Các bên có thể thỏa thuận thay đổi phương thức cấp dưỡng, tạm ngừng cấp dưỡng trong trường hợp người có nghĩa vụ cấp dưỡng lâm vào tình trạng khó khăn về kinh tế mà không có khả năng thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.

Những trường hợp chấm dứt nghĩa vụ cấp dưỡng

Nghĩa vụ cấp dưỡng chấm dứt trong các trường hợp sau đây:

– Người được cấp dưỡng đã thành niên và có khả năng lao động hoặc có tài sản để tự nuôi mình;

– Người được cấp dưỡng được nhận làm con nuôi;

– Người cấp dưỡng đã trực tiếp nuôi dưỡng người được cấp dưỡng;

– Người cấp dưỡng hoặc người được cấp dưỡng chết;

– Bên được cấp dưỡng sau khi ly hôn đã kết hôn;

– Trường hợp khác theo quy định của luật.

Chồng không cấp dưỡng cho con thì phải làm thế nào ?

Trong trường hợp chồng không cấp dưỡng cho con sau khi ly hôn, người vợ có thể gửi đơn yêu cầu thi hành án nơi làm thủ tục ly hôn để đề nghị Chi cục Thi hành án tiến hành thủ tục yêu cầu chồng thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng.

Hồ sơ đề nghị yêu cầu thi hành án cấp dưỡng nuôi con bao gồm :

– Đơn yêu cầu thi hành án (theo mẫu);

– Bản án quyết định của Tòa án về việc ly hôn;

– Bản sao chứng minh thư, sổ hộ khẩu của cả hai bên (có công chứng hoặc chứng thực);

– Bản sao giấy khai sinh của con (có công chứng hoặc chứng thực);

– Các giấy tờ cần thiết chứng minh được điều kiện thi hành án của người phải thi hành án

Thời hạn tự nguyện thi hành án là 10 ngày, kể từ ngày người phải thi hành án nhận được hoặc được thông báo hợp lệ quyết định thi hành án.

Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày hết thời hạn tự nguyện thi hành án mà người phải thi hành án không tự nguyện thi hành thì Chấp hành viên tiến hành xác minh; trường hợp thi hành quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời thì phải tiến hành xác minh ngay.

Người phải thi hành án phải kê khai trung thực, cung cấp đầy đủ thông tin về tài sản, thu nhập, điều kiện thi hành án với cơ quan thi hành án dân sự và phải chịu trách nhiệm về việc kê khai của mình.

Xem thêm bài viết  : Từ chối cấp dưỡng nuôi con sau khi ly hôn bị xử phạt như thế nào?

Có thể thay đổi mức cấp dưỡng cho con không ? Thủ tục thay đổi mức cấp dưỡng cho con sau khi ly hôn ?

Khi có lý do chính đáng, mức cấp dưỡng có thể thay đổi (tăng hoặc giảm). Việc thay đổi mức cấp dưỡng do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.

Để có thể yêu cầu việc thay đổi mức cấp dưỡng thì người yêu cầu phải có tài liệu, chứng cứ chứng minh.

Đối với trường hợp yêu cầu giảm mức cấp dưỡng cho con : người cấp dưỡng gặp phải các khó khăn về mặt kinh tế, sụt giảm về mặt thu nhập, là lao động chính trong gia đình cần nuôi dưỡng các thành viên khác, các khoản nợ nần hoặc gặp vấn đề về sức khỏe, bệnh tật,… nên không thể cấp dưỡng cho con như thỏa thuận ban đầu.

Đối với trường hợp yêu cầu tăng mức cấp dưỡng cho con : nhu cầu học tập , nhu cầu sinh hoạt của cháu ngày càng cao, giá cả sinh hoạt tăng nhanh, … nên mức cấp dưỡng theo quyết định của Tòa án không còn phù hợp nữa

+ Hồ sơ yêu cầu thay đổi mức cấp dưỡng cho con sau khi ly hôn bao gồm :

– Đơn yêu cầu thay đổi mức cấp dưỡng cho con;

– Bản sao bản án hoặc quyết định của Tòa án đã giải quyết cho vợ chồng ly hôn và vấn đề nuôi con chung;

– Bản sao sổ hộ khẩu hoặc CMND;

– Giấy tờ chứng minh các điều kiện : thu nhập;

– Các giấy tờ chứng minh khác có liên quan (giấy vay nợ, hồ sơ khám chữa bệnh, hóa đơn viện phí khám sức khỏe,…)

+ Tòa án tiến hành giải quyết yêu cầu thay đổi mức cấp dưỡng cho con sau khi ly hôn :

Hồ sơ yêu cầu thay đổi mức cấp dưỡng nuôi con sau khi ly hôn được gửi tại Tòa án nhân dân cấp huyện nơi bị đơn cư trú, trừ trường hợp một bên (hoặc cả hai bên) đương sự ở nước ngoài.

+ Án phí, lệ phí để yêu cầu tòa án  thay đổi mức cấp dưỡng :

Án phí, lệ phí để yêu cầu tòa án  thay đổi mức cấp dưỡng là 300.000 VNĐ.

Bài viết liên quan

09 69 60 30 30

Contact Me on Zalo