Ly hôn không có tài sản chung giải quyết thế nào? Mất bao lâu thì xong?

Ly hôn không có tài sản chung giải quyết thế nào? có nhanh không, có mất nhiều tiền án  phí không? Không có tài sản chung có cần hòa giải không… có rất nhiều câu hỏi xung vấn đề ly hôn khi không có tài sản chung. Xin mời độc giả theo dõi bài viết dưới đây của luật sư công ty Luật Hoàng Phú. Chúng tôi sẽ phân tích và giải đáp vấn đề này qua tình huống như sau :

Ví dụ tình huống ly hôn không có tài sản chung : Xin chào luật sư Hoàng Phú, tôi là Nguyễn Văn Đạt  36 tuổi. Tôi với vợ tôi chuẩn bị ly hôn nhưng vì cả hai không có tài sản gì chung, chỉ có một em bé năm nay mới được 01 tuổi. Vậy cho tôi hỏi, trường hợp của tôi thì nên ly hôn đơn phương hay thuận tình? Nếu ly hôn không có tài sản chung thì án phí sẽ là bao nhiêu? Tôi phải làm đơn ly hôn thế nào?

ly hôn không có tài sản chung

Luật sư công ty Luật xin tư vấn từng mục như sau :

Án phí ly hôn không có tài sản chung là bao nhiêu?

Theo trình bày của bạn, bạn và vợ vẫn chưa quyết định được hình thức ly hôn là gì nhưng hai vợ, chồng chỉ mong giải quyết việc ly hôn – chấm dứt quan hệ vợ chồng mà không yêu cầu phân chia tài sản chung.

Căn cứ Điều 55 và Điều 56 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014, có hai hình thức ly hôn là ly hôn đơn phươngly hôn thuận tình. Trong đó:

Ly hôn đơn phương hay còn gọi là ly hôn theo yêu cầu của một bên là việc ly hôn mà hai vợ, chồng hòa giải tại Tòa không thành và có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng khiến cuộc sống hôn nhân không thể kéo dài được.

Ly hôn thuận tình là việc hai vợ, chồng cùng yêu cầu ly hôn, tự nguyện ly hôn và các vấn đề khác như chia tài sản, trông nom, chăm sóc con… đã được thỏa thuận.

Có thể thấy, việc ly hôn thuận tình hay ly hôn đơn phương về cơ bản chỉ khác nhau ở người yêu cầu ly hôn và tính chất của việc ly hôn:

– Người yêu cầu ly hôn: Ly hôn đơn phương là do một bên vợ hoặc chồng yêu cầu còn ly hôn thuận tình là do cả hai vợ, chồng thuận tình.

– Tính chất: Ly hôn đơn phương là khi một trong hai có lỗi khiến cuộc hôn nhân không thể kéo dài được còn ly hôn thuận tình là cả hai vợ chồng tự nguyện ly hôn sau khi đã thỏa thuận được về các vấn đề xung quanh cuộc hôn nhân.

Do bạn không nói rõ, trường hợp của mình là mình bạn muốn ly hôn hay cả hai vợ, chồng cùng muốn ly hôn nên không thể khẳng định bạn nên chọn hình thức nào. Căn cứ vào tình huống thực tế và những phân tích ở trên, mong bạn tìm được hình thức phù hợp với mình.

Còn vấn đề án phí ly hôn được quy định cụ thể tại Nghị quyết 326/2016. Cụ thể:

– Án phí trong vụ án ly hôn đơn phương: Được tính theo hai hình thức là ly hôn có giá ngạch (có phân chia tài sản) và ly hôn không có giá ngạch (không có phân chia tài sản, chỉ chấm dứt quan hệ hôn nhân…)

– Lệ phí trong ly hôn thuận tình: Là mức phí vợ, chồng phải nộp khi yêu cầu giải quyết ly hôn thuận tình.

Căn cứ Điều 24 Nghị quyết 326, nếu chỉ yêu cầu Tòa án chấm dứt quan hệ hôn nhân mà không có yêu cầu phân chia tài sản là dù ly hôn thuận tình hay ly hôn đơn phương, vợ, chồng cũng chỉ mất án phí/lệ phí Tòa án là 300.000 đồng.

Riêng các vụ án có giá ngạch (có phân chia tài sản chung vợ chồng) thì án phí sẽ căn cứ vào giá trị của tài sản đó với mức thấp nhất là 5% giá trị tài sản; mức cao nhất là 112 triệu đồng và 0,1% của phần giá trị tài sản vượt 04 tỷ đồng.

Như vậy, nếu bạn ly hôn nhưng không có tài sản chung thì mức án phí bạn phải chịu chỉ là 300.000 đồng dù bạn chọn ly hôn đơn phương hay thuận tình.

Xem thêm :

Cách viết đơn xin ly hôn không có tài sản chung

Nhiều người ly hôn khi không có tài sản chung hoặc không yêu cầu Tòa án phân chia tài sản chung diễn ra khá phổ biến. Do đó, để xin ly hôn không có tài sản chung, các cặp vợ chồng có thể sử dụng các biểu mẫu dưới đây:

Viết đơn xin ly hôn thuận tình không phân chia tài sản

vi-du-ve-thuan-tinh-ly-hon
ví dụ về thuận tình ly hôn 1

– Sử dụng mẫu chung dùng cho ly hôn thuận tình (nếu hai vợ, chồng thuận tình ly hôn): Trong trường hợp này, phần yêu cầu Tòa án giải quyết, vợ, chồng chỉ cần nêu yêu cầu chấm dứt quan hệ hôn nhân.

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

…….., ngày ….. tháng …. năm ………

ĐƠN YÊU CẦU GIẢI QUYẾT VIỆC DÂN SỰ

(V/v: Công nhận thuận tình ly hôn và thỏa thuận về con cái, tài sản)

Kính gửi: Tòa án nhân dân ……………………………………………………..

Họ tên người yêu cầu:

1. Tên chồng: ………………………………….. Sinh năm: …………………….

Địa chỉ:…………………………………………………………………………………………………….

Số điện thoại: …………………(nếu có); số fax: ……………….……….(nếu có)

Địa chỉ thư điện tử: …………………………………………………………………….. (nếu có)

2. Tên vợ: ………………………………….. Sinh năm: ………………………….

Địa chỉ…………………………………………………………………………………………………….

Số điện thoại: …………………(nếu có); số fax: ……………….……….(nếu có)

Địa chỉ thư điện tử: …………………………………………………………………….. (nếu có)

Chúng tôi xin trình bày với Tòa án nhân dân……………….. việc như sau:

1. Những vấn đề yêu cầu Tòa án giải quyết:

– Về quan hệ hôn nhân: ………………………………………………………….

– Về con chung: ………………………………………………………………………………….

2. Lý do, mục đích yêu cầu Tòa án giải quyết những vấn đề nêu trên: ………….

3. Căn cứ của việc yêu cầu Tòa án giải quyết những vấn đề nêu trên:…………..

4. Tên và địa chỉ của những người có liên quan đến những vấn đề yêu cầu Tòa án giải quyế:………….…………………………………………………………..

5. Thông tin khác:……………………………………………………………

Danh mục tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn gồm có:

1. Chứng minh nhân dân (bản chứng thực)

2. Sổ hộ khẩu (Bản chứng thực)

3. Giấy khai sinh (Bản chứng thực)

4. Đăng ký kết hôn

5. Một số giấy tờ khác có liên quan

Tôi cam kết những lời khai trong đơn là hoàn toàn đúng sự thực.

NGƯỜI YÊU CẦU

Vợ                                                        Chồng

Viết đơn xin ly hôn đơn phương không yêu cầu chia tài sản

mẫu đơn ly hôn đơn phương mới nhất
mẫu đơn ly hôn đơn phương mới nhất

 Sử dụng mẫu chung dùng cho ly hôn đơn phương (nếu một trong hai bên có yêu cầu ly hôn đơn phương): Về phần yêu cầu Tòa án giải quyết tài sản, vợ hoặc chồng có thể để trống hoặc ghi “không yêu cầu”.

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

……….., ngày ….. tháng …. năm ………

ĐƠN KHỞI KIỆN

(v/v: Ly hôn)

 

Kính gửi:  TÒA ÁN NHÂN DÂN (1) ………………………………….………..

Người khởi kiện:…………………………………………………………………………………………………….

Địa chỉ:…………………………………………………………………………………………………….

Số điện thoại: …………………(nếu có); số fax: ……………….……….(nếu có)

Địa chỉ thư điện tử: …………………………………………………………………….. (nếu có)

Người bị kiện:…………………………………………………………………………………………………….

Địa chỉ…………………………………………………………………………………………………….

Số điện thoại: …………………(nếu có); số fax: ……………….……….(nếu có)

Địa chỉ thư điện tử: …………………………………………………………………….. (nếu có)

Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan (nếu có):…………………………………………………………………………………………………….

Địa chỉ…………………………………………………………………………………………………….

Số điện thoại: …………………(nếu có); số fax: ……………….……….(nếu có)

Địa chỉ thư điện tử: …………………………………………………………………….. (nếu có)

Yêu cầu Toà án nhân dân (1)………… giải quyết những vấn đề sau đối với bị đơn:

Về quan hệ hôn nhân: (2) ………………………………………………………………………..

Về con chung: (3) ……………………………………………………………………………………

Danh mục tài liệu, chứng kèm theo đơn khởi kiện gồm có:

1. Chứng minh nhân dân (bản chứng thực)

2. Sổ hộ khẩu (Bản chứng thực)

3. Giấy khai sinh (Bản chứng thực)

4. Đăng ký kết hôn

5. Một số giấy tờ khác có liên quan

(Các thông tin khác mà người khởi kiện xét thấy cần thiết cho việc giải quyết vụ án) (4) …………………………………………………………………………………………………

Trên đây là toàn bộ những yêu cầu của tôi, đề nghị tòa án xem xét, giải quyết. Ngoài ra tôi không khiếu nại gì thêm, nếu sai tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm trước pháp luật.

Kính mong quý Tòa xem xét giải quyết trong thời hạn luật định.

Tôi xin trân trọng cảm ơn !

NGƯỜI KHỞI KIỆN

 

Chú thích:

1. Ghi tên Toà án có thẩm quyền giải quyết vụ án; nếu là Toà án nhân dân cấp huyện, thì cần ghi rõ Toà án nhân dân huyện nào thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nào

Ví dụ: Toà án nhân dân huyện A thuộc tỉnh B, nếu là Toà án nhân dân cấp tỉnh, thì ghi rõ Toà án nhân dân tỉnh (thành phố) nào (ví dụ: Toà án nhân dân tỉnh Hưng Yên) và địa chỉ của Toà án đó.

2. Trình bày lý do, yêu cầu về việc giải quyết ly hôn đơn phương và kết quả của cuộc hôn nhân là: “tình cảm vợ chồng đã không còn, đời sống chung cũng đã mất, mục đích hôn nhân không đạt được”.

3. Trình bày rõ hai vợ chồng có mấy người con, yêu cầu được nuôi dưỡng và cấp dưỡng đối với từng người con, nhu cầu và quyết định của người con (nếu theo luật phải hỏi ý kiến của cháu bé)….

4. Ghi những thông tin mà người khởi kiện xét thấy cần thiết cho việc giải quyết vụ án

Ví dụ: Người khởi kiện thông báo cho Toà án biết khi xảy ra tranh chấp một trong các đương sự đã đi nước ngoài chữa bệnh…

Trên đây là toàn bộ thông tin về việc ly hôn không có tài sản chung mà dichvulyhon.com muốn chia sẻ đến bạn đọc. Nếu bài viết vẫn chưa thỏa mãn những thắc mắc về vấn đề của bạn, đừng ngần ngại, hãy nhấc điện thoại lên và gọi cho chúng tôi : 0969 603 030 để được tư vấn miễn phí.

Công ty luật TNHH Hoàng Phú 

Địa chỉ : 276 Đường Láng, Thịnh Quang, Đống Đa , Hà Nội

Bài viết liên quan

09 69 60 30 30

Contact Me on Zalo