Khi chồng nói muốn ly hôn cảm xúc của bạn sẽ ra sao? Khi chồng nói muốn ly hôn bạn sẽ phản ứng thế nào? Nên làm gì để giữ gìn hạnh phúc, giữ lại cuộc hôn nhân này. Dưới đây, là 1 số chia sẻ của Dịch vụ ly hôn – công ty luật Hoàng Phú muốn chia sẻ đến bạn đọc.
Nên làm gì khi chồng nói muốn ly hôn?
Chắc hẳn khi đã kết hôn, ai cũng hi vọng có hạnh phúc bền vững và ly hôn là điều không mong muốn. Nếu bạn đời của bạn nói họ muốn ly hôn, nhưng bạn vẫn muốn cứu vớt cuộc hôn nhân này. Những lời khuyên dưới đây có thể giúp vợ/chồng bạn từ bỏ ý định ly hôn và ở lại bên bạn.
Nói chuyện khi đã hết căng thẳng
Có nhiều lý do có thể dẫn đến li hôn như: ngoại tình, cuộc sống hôn nhân quá đơn điệu, các cuộc cãi vã, mâu thuẫn gia đình,…Những điều này ảnh hưởng đến tình yêu và sự giao tiếp giữa hai vợ chồng. Bởi vậy, cần thiết để thiết lập lại các cuộc nói chuyện với bạn đời của bạn để làm dịu căng thẳng.
Tìm lại sự thanh thản: Lùi lại một bước trước khi đề cập vấn đề với một nửa của bạn, hãy cho bạn thời gian để rời khỏi những nỗi đau, sự tức giận và tìm lại một chút thanh thản cho bản thân, bạn có thể tìm kiếm sự an ủi từ những người thân. Bạn có thể rời khỏi cơn tức giận thông qua tập thể thao. Thực hành một số bài tập thư giãn hoặc đọc sách để tìm lại sự bình tĩnh nội tâm. Bạn có thể làm bất cứ điều gì khiến bạn cảm thấy tốt hơn.
Bước này rất quan trọng trước khi bạn quay lại nói chuyện với một nửa của bạn. Bởi vì khi bạn vẫn còn bị cảm xúc chi phối, bạn không thể nói chuyện một cách lành mạnh và mang tính xây dựng. Những đau đớn, giận giữ, thất vọng,… có thể khiến bạn lặp đi lặp lại trong nước mắt rằng “Tại sao, tại sao anh lại muốn ly hôn? Taị sao anh có thể ?” hoặc bạn xúc phạm người còn lại hoặc cũng có thể bạn giữ sự im lặng lạnh lùng,…Rõ ràng những điều này càng khiến tình hình tồi tệ hơn và càng đẩy hai bạn ra xa nhau. Ngược lại nếu bạn có thể tìm lại sự bình thản một chút, bạn sẽ ở trong trạng thái tinh thần tốt hơn khi giao tiếp và sau đó có thể bình tĩnh suy nghĩ về những lí do khiến vợ/chồng bạn muốn li hôn.
Mời vợ/chồng bạn cùng trao đổi
Hãy chọn thời điểm phù hợp để trò chuyện, tránh nói chuyện vào một thời điểm bất tiện như tối muộn, sau một ngày làm việc vất vả,… Những ngày cuối tuần có vẻ là thích hợp. Nếu bạn đã có con, bạn có thể nhờ người thân trông con hộ để chắc chắn sẽ không bị làm phiền trong cuộc trò chuyện quan trọng này.
Hãy thể hiện thái độ tích cực, mời vợ/chồng bạn bày tỏ cảm xúc và lí do thúc đẩy anh ấy muốn li hôn mà không khiến họ cảm thấy rằng họ bị bắt buộc. Chẳng hạn, nói với anh ấy/cô ấy rằng bạn muốn hiểu cảm nhận của anh ấy/cô ấy. Tất nhiên, nếu bạn đã lừa dối bạn đời, bạn biết rõ nguyên nhân là do bạn thì không nên hỏi về lí do. Trong trường hợp này, bạn tự chọn cách mở đầu câu chuyện phù hợp và thể hiện sự ăn năn chân thành của bạn.
Trong cuộc nói chuyện, cô gắng đừng ngắt lời một nửa của bạn, điều này đòi hỏi bạn phải có khả năng tự chủ, bạn nên làm theo những lời khuyên sau (1) Thể hiện sự chú ý của bạn đến những gì vợ/chồng bạn nói, khi bạn đời của bạn cảm thấy được lắng nghe và được thấu hiểu, họ sẽ càng thoải mái và chia sẻ một cách chân thành. Nếu đã rất cố gắng nhưng họ vẫn không nói chuyện một cách cởi mở thì cũng không nên bắt buộc. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể (2) thể hiện cảm nhận riêng của bạn với họ. (3) tránh những lời nói chỉ trích.
Giữ khoảng cách giữa hai bạn để không tạo áp lực cho họ
Để kết thúc cuộc nói chuyện, hãy đề nghị vợ/chồng bạn cho bạn thời gian suy nghĩ trước khi bắt đầu các thủ tục. Nói với họ rằng bạn luôn tin tưởng vào cuộc hôn nhân này và bạn sẵn sàng xem xét các giải pháp cụ thể để có thể cải thiện cuộc hôn nhân này, nhưng xác định rõ rằng nếu anh ấy/cô ấy thực sự muốn li hôn, bạn sẽ không phản đối quyết định của họ.
Sau cuộc trao đổi này, hãy giữ khoảng cách giữa hai bạn và để anh ấy/cô ấy có thời gian suy ngẫm. Về phía bạn, bạn có thể để tất cả vật khiến anh ấy/cô ấy nhớ lại thời điểm tình cảm còn mặn nồng; thời điểm hai bạn có mong muốn được kết hôn, làm đám cưới,…
Xem thêm bài viết :
Bắt đầu cuộc sống mới sau ly hôn nên bắt đầu từ đâu?
Mẫu đơn tố cáo phá hoại hạnh phúc gia đình mới nhất
Cách ly hôn và giành quyền nuôi tất cả các con ?
Trên thực tế, nhiều người vợ đã không thể chấp nhận được chuyện người chồng đã hứa sẽ nắm tay mình đi đến cuối đời lại là người nói muốn ly hôn. Chính vì thế mà nhiều người đã có cảm giác mình là người bị phản bội, và nuôi cảm giác thù hận khi chồng muốn ly hôn. Điều này là điều cực kỳ không nên, bởi vì, khi hôn nhân đi đến giới hạn của nó, cuộc sống gia đình đã chẳng còn được hạnh phúc như hai người đã từng mơ ước và hi vọng ngày cùng nhau bước vào lễ đường thì hai bạn cũng nên biết dừng lại, buông tay nhau để tự bước đi trên con đường riêng của mỗi người. Nếu bạn cứ mãi sống trong quá khứ, không ngừng thù hận và oán trách người ấy thì bạn sẽ chẳng thể nào có thể đón nhận được những điều tốt đẹp mà tương lai có thể mang đến cho mình.
Dưới đây LUẬT HOÀNG PHÚ sẽ chia sẻ với các bạn cách ly hôn và tư vấn giành quyền nuôi con khi ly hôn.
Thủ tục ly hôn khi một bên không đồng ý ký đơn
Hiện nay theo quy định tại Điều 56 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 có quy định:
” Điều 56. Ly hôn theo yêu cầu của một bên
1. Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.
2. Trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bị Tòa án tuyên bố mất tích yêu cầu ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn.
3. Trong trường hợp có yêu cầu ly hôn theo quy định tại khoản 2 Điều 51 của Luật này thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc chồng, vợ có hành vi bạo lực gia đình làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của người kia.
Về mặt tình cảm:
Tòa án quyết định cho ly hôn nếu xét thấy tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài được, mục đích của hôn nhân không đạt được (được hiểu là Vợ chồng không có tình nghĩa; không bình đẳng về nghĩa vụ và quyền giữa vợ, chồng; không tôn trọng danh dự, nhân phẩm, uy tín của vợ, chồng; không thương yêu, quý trọng, chăm sóc, giúp đỡ nhau, bỏ mặc người vợ hoặc người chồng muốn sống ra sao thì sống; luôn có hành vi ngược đãi, hành hạ nhau, như thường xuyên đánh đập, hoặc có hành vi khác xúc phạm đến danh dự, nhân phẩm và uy tín của nhau; không chung thủy với nhau như có quan hệ ngoại tình đã được bà con thân thích của họ hoặc cơ quan, tổ chức, đoàn thể nhắc nhở, hòa giải nhiều lần nhưng vẫn tiếp tục có quan hệ ngoại tình hoặc vẫn tiếp tục sống ly thân, bỏ mặc nhau hoặc vẫn tiếp tục có hành vi ngược đãi hành hạ, xúc phạm nhau…).
Xem bài viết : Các trường hợp không được đơn phương ly hôn theo định