Chồng không chịu ký đơn ly hôn vợ phải làm thế nào?

Chồng không chịu ký đơn ly hôn thì vợ vẫn có thể làm thủ tục ly hôn bình thường, bằng cách ly hôn đơn phương. Lúc này chữ ký của người chồng không cần thiết nữa, người vợ chỉ cần có đầy đủ chứng cứ chứng mình yêu cầu ly hôn của vợ là đúng và được Tòa án chấp nhận.

Yêu cầu ly hôn đơn phương sẽ được Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.

Thủ tục ly hôn đơn phương khi chồng không chịu ký đơn

mau-don-khoi-kien-chong-danh-vo

– Đơn khởi kiện ly hôn.

– Bản chính Giấy chứng nhận kết hôn.

– Bản sao có chứng thực Giấy khai sinh của con chung (nếu có con chung).

– Bản sao có chứng thực CMND, sổ hộ khẩu của cả 2 vợ chồng.

-Giấy tờ chứng minh tài sản chung;

Hồ sơ này bạn nộp tại Tòa án nhân dân cấp huyện/quận nơi chồng bạn đang cư trú, làm việc để giải quyết ly hôn. Sau khi nhận được quyết định ly hôn thì bạn mới được kết hôn lần thứ hai.

Quyền nuôi con:

Điều 81. Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn

1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.

2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.

3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.

Như vậy, nếu bạn muốn nuôi con thì bạn cần chứng minh được điều kiện về kinh tế, khả năng giáo dục con, chăm sóc con, tư cách đạo đức của bạn để Tòa án xem xét điều kiện mỗi bên để giao con cho một bên trực tiếp nuôi.

Bài viết liên quan

09 69 60 30 30

Contact Me on Zalo