Bố mẹ ly hôn ông bà nội có được quyền nuôi cháu không?

Bố mẹ ly hôn ông bà nội có được quyền chăm sóc và nuôi dưỡng cháu không? Nếu có thì trong trường hợp nào? Để giải đáp thắc mắc trên của quý khách hàng, Công ty luật TNHH Hoàng Phú  cam kết tư vấn nhiệt tình 24/7, với thông tin chuẩn xác nhất, giá rẻ nhất, bảo vệ quyền lợi khách hàng tốt nhất, hoặc liên hệ qua hotline: 0969 603 030

Bố mẹ ly hôn ông bà nội có được quyền nuôi cháu không?

Sau ly hôn, Tòa án giao con cho  một người trực tiếp nuôi dưỡng. Tuy nhiên do thiếu hiểu biết, nhiều khi ông bà đã giành quyền nuôi cháu, không cho phép bố mẹ được nuôi dưỡng. Vậy ông bà nội có quyền chăm sóc và nuôi dưỡng cháu không?
ông bà nội có được giành quyền nuôi cháu không
ông bà nội có được giành quyền nuôi cháu không

Căn cứ pháp lý về quyền nuôi con

Khi nào Ông bà nội được giành quyền nuôi cháu?

Ông bà nội được quyền chăm sóc và nuôi dưỡng cháu  trong trường hợp quy định tại  Điều 104 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 như sau:
“Ông bà nội, ông bà ngoại có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, giáo dục cháu, sống mẫu mực và nêu gương tốt cho con cháu; trường hợp cháu chưa thành niên, cháu đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình mà không có người nuôi dưỡng theo quy định tại Điều 105 của Luật này thì ông bà nội, ông bà ngoại có nghĩa vụ nuôi dưỡng cháu.”
Thứ nhất, ông bà nội đương nhiên có quyền cùng với cha mẹ chăm sóc cháu, giáo dục cháu, điều đó thể hiện mối quan hệ gắn bó và hỗ trợ giữa các thành viên trong gia đình.
Thứ hai, ông bà nội có quyền nuôi dưỡng sau trong trường hợp:
Căn cứ vào quy định của pháp luật, ta nhận thấy sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình. Cha mẹ là người đầu tiên và có nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, giáo dục con. Bởi giải quyết ly hôn là giải quyết vấn đề cá nhân của hai vợ chồng về nuôi con, chia tài sản chung của hai vợ chồng, những vấn đề liên quan trực tiếp đến vợ và chồng.
Ông bà nội là người thân thích của cháu theo quy định tại Khoản 19 Điều 3 Luật hôn nhân và gia đình “Người thân thích là người có quan hệ hôn nhân, nuôi dưỡng, người có cùng dòng máu về trực hệ và người có họ trong phạm vi ba đời” có quyền và nghĩa vụ trông nom, chăm sóc cháu cùng với cha mẹ của cháu.
Trong trường hợp, cháu chưa thành niên, cháu đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình mà không có người nuôi dưỡng, theo quy định tại Điều 105 Luật hôn nhân và gia đình 2014 thì “Anh, chị, em có quyền, nghĩa vụ thương yêu, chăm sóc, giúp đỡ nhau; có quyền, nghĩa vụ nuôi dưỡng nhau trong trường hợp không còn cha mẹ hoặc cha mẹ không có điều kiện trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con.”
Như vậy, nếu không còn cha mẹ hoặc cha mẹ không có điều kiện trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con thì người nuôi dưỡng đứa trẻ  là anh chị em ruột thịt. Nếu như anh, chị, em ruột thịt mà không đủ điều kiện chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục đứa trẻ như trường hợp thu nhập của anh, chị, em ruột chưa có thu nhập hoặc thu nhập thấp không đủ để nuôi dưỡng em (anh) của mình thì lúc này Tòa án sẽ giao con cho ông bà nuôi dưỡng, chăm sóc.
Xem bài viết :

Khi nào ông bà nội có quyền yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con

Thêm vào đó theo Điều 84 Luật hôn nhân và gia đình 2014, ông bà có quyền yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con quy định về người trực tiếp nuôi cháu nếu có một trong các căn cứ sau:
a) Cha, mẹ có thỏa thuận về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phù hợp với lợi ích của con;
b) Người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.
Tuy nhiên với trường hợp thay đổi người trực tiếp nuôi con, ông bà nội là người có quyền yêu cầu Tòa án thay đổi người trực tiếp nuôi con nhưng không phải ông bà đương nhiên sẽ là người nuôi cháu trong trường hợp này. Khi xét thấy người đang trực tiếp nuôi con không đủ điều kiện để nuôi con thì Tòa án sẽ giao con cho người giám hộ nuôi dưỡng, nếu ông bà trong trường hợp này là người giám hộ của cháu thì ông bà có quyền nuôi dưỡng cháu.
Nếu ông bà nội cố ý giành quyền nuôi cháu khi cha mẹ cháu đủ điều kiện và khả năng nuôi cháu là vi phạm quy định pháp luật.
Ngoài ra trên thực tế, có nhiều trường hợp ông bà nội cố tình không cho mẹ cháu thăm nom, chăm sóc cháu khi mà Tòa án giao con cho chồng nuôi dưỡng. Việc ngăn cản mẹ  không được thăm nom, chăm sóc con là vi phạm quy định tại Điều 81 việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn “1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.
Từ đó có thể thấy, ông bà có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, giáo dục cháu, hỗ trợ nuôi dưỡng và đem tới cho cháu cuộc sống tốt hơn, đồng thời có quyền nuôi dưỡng cháu khi những người nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật không có khả năng và điều kiện nuôi dưỡng cháu.

Công ty tư vấn pháp luật giải quyết việc tranh giành quyền nuôi con

Trên đây là một số thông tin chúng tôi đưa ra, quý vị tham khảo để giải đáp thắc mắc của mình! Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác quý vị vui lòng liên hệ đến Công ty Luật TNHH Hoàng Phú hoặc gọi đến Hotline: 0969.603.030  chúng tôi sẽ giải đáp mọi vấn đề của quý khách hàng.
Các dịch vụ của chúng tôi bao gồm
– Tư vấn về vấn đề Bố mẹ ly hôn ông bà nội có quyền nuôi cháu không
– Hỗ trợ đơn từ đối với trường hợp ly hôn
– Tư vấn về các vấn đề liên quan đến quyền nuôi con
Nhận tư vấn thủ tục ly hôn nhanh, ly hôn thuận tình, ly hôn đơn phương : NHANH CHÓNG – GIÁ RẺ NHẤT TẠI HÀ NỘI
Bài viết liên quan

09 69 60 30 30

Contact Me on Zalo