5 Sai lầm của bố mẹ trong cách nuôi dậy con sau ly hôn

Có không ít những đứa trẻ phải chịu tổn thương nhiều hơn vì bố mẹ đã chọn cách nuôi dậy con sau ly hôn không phù hợp. Nếu chẳng may bạn và người bạn đời không thể chung sống cùng nhau nữa, đừng bỏ qua bài viết này của dichvulyhon.com để hạn chế những tác động tiêu cực đến con nhé!

5 Sai lầm trong cách nuôi dậy con sau ly hôn

Cho rằng trẻ đã lớn và phải hiểu chuyện

nuôi dậy con sau ly hôn
Cách nuôi dậy con sau ly hôn

Dù là một người lớn, bạn vẫn bị sốc khi đưa ra quyết định ly hôn. Vì thế, chẳng có lý do gì để yêu cầu một đứa trẻ phải bình tĩnh, ngoan ngoãn và xem như chưa có chuyện gì xảy ra khi chứng kiến bố mẹ mình không còn chung sống cùng nhau nữa. Trẻ em là trẻ em. Cho dù con có trưởng thành hơn độ tuổi thì con vẫn không thể nào hiểu và hoàn toàn thông cảm cho quyết định của bố mẹ.

Nếu bạn áp dụng cách dạy con sai, buộc con phải xem như không có gì trước sự chia tay của bố mẹ, con có thể vờ tỏ ra vâng lời trước mặt bạn và sau đó cảm thấy tổn thương tinh thần nhưng không thể chia sẻ được. Từ đó có thể dẫn đến việc trẻ chán nản, trầm cảm, thậm chí là muốn tự tử hoặc tự tử.

Buộc con phải lựa chọn: bố hoặc mẹ

nuoi-day-con-sau-ly-hon
Sai lầm trong cách nuôi dậy con sau ly hôn

Khi ly hôn, nhiều người thường yêu cầu con phải chọn lựa, con muốn ở cùng bố hay ở với mẹ. Bạn biết đấy, việc này đối với một đứa trẻ là một sự tàn nhẫn cực lớn. Con sẽ có cảm giác mình đang phản bội người này khi lựa chọn người còn lại. Hầu hết bố mẹ thường lúng túng trong việc phải nói với con như thế nào về việc con muốn ở cùng ai, bởi bố mẹ đã không thể chung sống cùng nhau được nữa.

Tốt nhất, cả hai hãy cùng con ngồi lại, lắng nghe những chia sẻ của con, cùng con thảo luận xem điều gì sẽ tốt nhất cho con thay vì chỉ ra lệnh “Giờ con chọn đi, con muốn ở cùng người nào?.

 

Bố/mẹ Tự nhận lỗi

Nhiều người đã tự nhận lỗi với con và cho rằng đây là một cách dạy con đúng bởi con có thể hiểu được nỗi khổ của bố mẹ và thông cảm cho bố mẹ. Thế nhưng, trên thực tế thì hoàn toàn ngược lại. Việc bố mẹ tự nhận lỗi về mình sẽ vô tình tiêm vào đầu con tư tưởng nên nhận sai trong mọi tình huống.

Tệ hơn, một số đứa trẻ sẽ xem đây như một lý do cho sự hư hỏng của mình. Chúng bắt đầu ham chơi hơn, làm những điều không được phép. Và khi bạn nhắc nhở con, chúng sẽ cho rằng vì bố mẹ sai, bố mẹ làm tổn thương con nên bây giờ bố mẹ chẳng có quyền gì để dạy bảo con cả.

Nói xấu đối phương trước mặt con

Không phải cặp đôi nào cũng ly hôn trong êm đẹp và vẫn làm bạn, hòa thuận với nhau sau tan vỡ. Nhiều người vẫn giữ thái độ hằn học, khó chịu hay thậm chí là oán trách, thù ghét với người từng chung sống với mình. Dĩ nhiên, chẳng ai có quyền ép bạn phải yêu mến một người, nếu họ có lỗi với bạn. Tuy nhiên, đừng nói những điều này trước mặt con, bạn nhé!

Một đứa trẻ bị ảnh hưởng bởi cách dạy con và tính cách của cả bố và mẹ. Vì thế, nếu bạn cứ tiếp tục tiêm vào đầu con những điều không tốt về đối phương, hậu quả đầu tiên mà bạn có thể thấy là con dần sinh ra chán ghét cả bố lẫn mẹ, cảm thấy sợ hãi mỗi khi phải gặp một trong hai. Nghiêm trọng hơn, trẻ theo những thái độ không tốt của bạn và không còn tôn trọng bố hoặc mẹ mình như trước.

Và dĩ nhiên, vì là sự tổng hòa giữa tính cách của bố mẹ cũng như chịu ảnh hưởng nhiều bởi cách dạy dỗ của hai người, trẻ sẽ có thể chán ghét bản thân mình khi bạn cứ liên tục nói xấu đối phương trước mặt con.

 

Không cho con gặp hay liên lạc với đối phương

Một sai lầm mà chúng ta thường mắc phải chính là không cho con có bất kỳ cuộc gặp hay sự liên lạc nào với đối phương cả. Bạn có biết, những đứa trẻ khi thiếu thốn sự quan tâm và tình thương của bố mẹ thường sẽ rất dễ tủi thân và mắc các bệnh về tâm lý? Vì thế, thay vì ngăn cản, bạn nên tạo điều kiện cho con và đối phương gặp nhau nhiều hơn khi có cơ hội, bạn nhé!

Chỉ một vài sai lầm trong cách dạy con mà chúng ta cứ ngỡ là bình thường lại có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tinh thần của con. Vì thế, nếu chẳng may rơi vào tình huống ly hôn mà không ai mong muốn, DỊCH VỤ LY HÔN khuyên bạn hãy cẩn thận và cư xử khéo léo hơn trong việc nuôi dạy con sau ly hôn nhé!

Nguồn : Me&con

Bài viết liên quan

09 69 60 30 30

Contact Me on Zalo